KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 118

cha mẹ hãy tạo cho con mình một gia đình, mà ở đó, trẻ có thể là
chính mình.

Bảng đánh giá rèn luyện khiến trẻ che giấu con

người thật của mình.

Tôi nghĩ mọi người đều đồng ý rằng không thể đánh giá thành

tích của học sinh mà chỉ dựa trên kết quả của các bài kiểm tra được.
Bảng đánh giá ở trường ngoài liệt kê các khoản học phí còn có đánh
giá ở các mục khác nhau như “Quan tâm – Ý thức – Thái độ” trong
học tập của trẻ ra sao. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn đánh giá khác
như “Tư tưởng – Phê bình – Biểu hiện”, “Kỹ năng”, “Tri thức – Lý
giải”… Nhưng trong đó, mục được coi trọng nhất là quan tâm, ý thức
và thái độ của học sinh.

Cho dù bài kiểm tra được điểm tối đa mà trong giờ học, hay rộng

hơn là trong trường, nếu giáo viên không nhìn thấy được ở học sinh
có sự quan tâm, ý thức và thái độ học tập tốt thì học sinh đó ngay cả
điểm 5 cũng không nhận được. Không thể phủ định những chuẩn mực
được đặt ra như vậy có liên quan tới việc số lượng học sinh trong
trường bị stress vì phải cố gắng trở thành đứa trẻ ngoan ngày một
tăng lên.

Vốn dĩ, cái được gọi là “quan tâm, ý thức và thái độ” luôn tồn tại

trong mỗi con người. Đó là một khái niệm trừu tượng không thể đo
đếm được. Để đánh giá, mỗi giáo viên đã tự số hóa bằng cách
đánh dấu lại số lần học sinh giơ tay trả lời trong giờ học.

Hơn nữa, vì quá coi trọng vấn đề này nên kỳ thi tuyển sinh cũng

bị thay đổi theo. Bên cạnh các bài kiểm tra năng lực học tập còn có sổ
đánh giá rèn luyện của học sinh. Từ đó tạo nên một luồng ý kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.