Tôi thường nói với những học sinh có vẻ ngoài không mấy ngoan
ngoãn, tử tế rằng “Ai cũng có thể cố chấp và ngang bướng giống
như em đấy. Thầy mong em hãy thôi thái độ như vậy đi. Nếu có
cố chấp cũng đừng thể hiện ra ngoài”.
Những đứa trẻ cố chấp đều mang trong mình cái gọi là “năng
lượng của sự nổi loạn”. Thử đưa ra gợi ý với trẻ như “Vì tham gia các
câu lạc bộ nhỏ thì sẽ rất rối, hay là con thử ứng cử vị trí hội trưởng
hội học sinh xem sao?”, “Người có thể làm đội trưởng đội cổ vũ tại đại
hội thể thao ngoài con ra thì không ai có thể làm được”. Bằng cách
thúc giục như vậy, trẻ có thể phát huy năng lực trong hoàn cảnh thực
tế, đồng thời còn giúp chuyển hóa nguồn năng lượng của sự “nổi
loạn” thành sức mạnh để trưởng thành và hoàn thành công việc được
giao.
Thực ra, việc trẻ cố tình khiến cho người khác có ấn tượng
xấu về mình hay lúc nào cũng vi phạm quy định của trường là hành
động mong mọi người chú ý đến mình. Bởi vì không được chú ý nên
trẻ lại càng cố giả vờ tỏ ra là đứa trẻ hư.
Trước đây, một học sinh thuộc lứa tuổi 8x dù nằm trong danh
sách cá biệt nhưng lại ứng cử chức hội trưởng hội học sinh. Vì mọi
người thấy đây là một sự việc rất thú vị nên đã giúp cô trúng cử với
số phiếu bầu áp đảo. Khi làm đội trưởng đội cổ vũ, côđã mượn áo
khoác dài của một nam sinh khóa trên để viết khẩu hiệu cổ vũ tinh
thần thi đấu ngay từ lúc câu lạc bộ thể thao của trường vẫn còn
trong giai đoạn luyện tập.
❝
❞