KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 144

Giả sử chúng có vẻ không hiểu thì thay vì chỉ nói, bạn có thể tạo

điều kiện để con tự trải nghiệm thực tế vào những ngày nghỉ.

Như vậy, chỉ cần bạn kiên nhẫn giúp con hiểu điều đó là đúng

hay sai, làm con cảm thấy mình được tôn trọng là bạn đã giúp con
mở lòng hơn và có nhận thức đúng đắn hơn.

“Lòng tự trọng không cho phép con làm điều đó”, dù không ai

nhìn thấy thì chúng cũng tự nhủ rằng “Có ông trời đang nhìn mày
đấy”. Trẻ sẽ không làm những việc trái với đạo đức và hình thành
nên nhân cách tốt.

Để năng lượng của sự “nổi loạn” trong trẻ được

dùng vào việc khác có ích hơn.

Thông thường, trẻ “nổi loạn” thường có những biểu hiện như vi

phạm nội quy của trường, bỏ ngoài tai lời nói của người lớn, khi bị
nhắc nhở thì trừng mắt nhìn, có thái độ gắt gỏng “Biết rồi.
Không cần phải nhắc”. Dù là như vậy, nhưng nếu bạn có thể giúp
trẻ dùng sức mạnh của sự nổi loạn đó vào việc có ích thì dần dần trẻ
sẽ thay đổi, không còn chống đối lại người lớn nữa.

Là giáo viên, năm nào tôi cũng gặp những học sinh như vậy. Bởi

vậy, tôi dám khẳng định rằng cách này sẽ làm trẻ thay đổi theo
chiều hướng tốt.

Nhưng tôi thường thấy các bậc cha mẹ và thầy cô giáo luôn dựa

vào ấn tượng đầu tiên không mấy tốt đẹp để đánh giá trẻ “Cậu ta
làm gì với mái tóc thế kia?”, thậm chí họ còn nói thẳng ra điều đang
nghĩ trong đầu “Thôi ngay cái thái độ hư hỏng đó đi!”. Đây là cách

ng xử hoàn toàn không phù hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.