Khi bạn đưa ra những gợi ý như “Mẹ chuẩn bị nấu bữa tối đây,
con giúp mẹ nhé!”, “Con giúp mẹ lau dọn phòng khách nhé!”, “Chà,
ăn xong con dọn bàn nhé!”, bạn đã đang giao“nhiệm vụ” cho con. Có
thể nói việc làm này sẽ mang lại kết quả rất đáng ngạc nhiên.
Tất nhiên bạn phải lên tiếng trước “Con giúp mẹ bưng cốc đi
nhé!”, nhưng khi trẻ ý thức được khái niệm “cùng làm” trong gia đình
mình thì sau đó chúng sẽ tự giác nhận phần việc về mình: “Ăn xong
thì con dọn mẹ nhé!” hay “Để con làm ạ”. Nói tóm lại, trẻ sẽ dần
hình thành được kỹ năng xã hội thông qua việc đánh giá tình hình
xung quanh.
Sau đó, bạn hãy đáp lại trẻ bằng những lời cảm ơn như “Cảm ơn
con nhé! Có con giúp một tay thật là tốt!”. Đồng thời, Bằng cách
này, bố mẹ còn có thể thấu hiểu cảm xúc của trẻ, tiến gần hơn
đến thế giới khép kín của con mình.
Cứ như vậy, bạn hãy đáp lại trẻ bằng những câu tỏ ý khen ngợi
hay cảm ơn như “Cảm ơn con vì đã giúp mẹ nhé!”, “Ôi, con làm giỏi
ghê!”, “Con làm tốt quá, sạch hết chê luôn!”. Đây là chất xúc tác
tốt nhất giúp trẻ hình thành nên ý thức tự giác.
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, việc sở hữu những khoảng
thời gian hay không gian như vậy là vô cùng quan trọng. Trẻ có thể
tận hưởng cảm giác hạnh phúc vì được cùng bố mẹ làm các công việc
trong gia đình. Hơn nữa, khoảng thời gian và không gian ấy còn giúp
bố mẹ và con cái gần gũi nhau hơn, giúp trẻ hình thành kỹ năng
giao tiếp và ứng xử linh hoạt, và tất nhiên là bao gồm cả ý thức hỗ
trợ, giúp đỡ người khác. Đây chính là một cách bồi dưỡng kỹ năng
sinh tồn cho trẻ.
Đa số các bà mẹ lại cho rằng “Thay vì làm cùng nó thì tôi làm
một mình còn nhanh hơn”. Vậy nên tôi mong các bậc cha mẹ hãy