KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 153

nhẫn nại một chút, suy nghĩ nhiều hơn cho sự trưởng thành của con
mình.

Để trẻ làm những việc đơn giản như trải đệm hay thay bóng đèn

cũng là một ý kiến rất hay. Cùng chia sẻ công việc trong gia đình sẽ
giúp bố mẹ và con cái gắn bó hơn, đề tài cuộc nói chuyện của hai
phía cũng trở nên phong phú hơn. Từ đó có thể tạo ra sợi dây liên
kết các thành viên trong gia đình, đồng thời còn góp phần tạo nên
“văn hoá trong gia đình”.

Bố và mẹ - một người mắng, một người giải thích.

Nếu bắt buộc phải mắng trẻ thì cả bố và mẹ cần có sự phân

chia nhiệm vụ và lưu ý để lại cho con một “lối thoát”.

Bởi mẹ đã đảm nhiệm nhiều vai trò rồi nên thường có xu hướng

“Bố cũng cần phải nghiêm khắc với con”. Khi cả bố và mẹ cùng
mắng trẻ, bạn đã dồn trẻ vào bước đường cùng. Đây tuyệt đối
không phải là cách giải quyết đúng đắn.

Phương án thích hợp ở đây là giữa bố và mẹ, một người mắng và

người kia sẽ giải thích cho trẻ vì sao chúng lại bị mắng như vậy. Nếu
không, bạn đã không để cho con có lối thoát, khiến con mất
phương hướng vì bị mắng, hơn nữa còn làm chúng muốn chống
đối, “nổi loạn” hơn, dù con có nói “Con xin lỗi!” thì cũng chỉ để cho
có vậy thôi. Thay vào đó, nếu bạn thực hiện theo cách trên thì phản

ng của trẻ tích cực hơn.

Vậy nên, khi người mẹ quát mắng con, người bố hãy nói đỡ cho

mẹ “Vì con không làm giống như những gì đã hứa, về muộn mà
không gọi điện cho bố mẹ nên mẹ con mới giận. Mẹ mắng vì mẹ yêu
thương và lo lắng cho con thôi. Có lẽ là bố cũng hơi quá lời với con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.