nhưng chắc con sẽ hiểu cho bố. Vì bố cũng lo lắng giống như mẹ
con mà”. Lời nói như vậy còn có thể giải thích lý do vì sao mẹ nổi giận
với trẻ. Nếu người bố thừa nhận “Ừ thì đúng là như vậy, nhưng mẹ
cũng hơi quá lời con nhỉ” thì sẽ khiến tâm trạng của trẻ bình tĩnh
hơn.
Ngược lại, nếu bố là người mắng trẻ thì lúc này mẹ hãy đứng
về phía trẻ “Đúng là bố hơi nghiêm khắc nhưng mẹ không nghĩ là
bố muốn làm tổn thương lòng tự trọng của con đâu. Chỉ vì bố quá
lo lắng cho con nên mới nói vậy thôi. Đấy là thói quen xấu của bố
con”. Nếu không nói rõ cho con hiểu rằng “Bố không cố ý quát
mắng con như vậy, bố yêu con mà” thì trẻ sẽ hiểu sai “Vì ghét mình
nên bố mới nói thế” và khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và con cái
xa cách hơn.
Vậy nên, tôi mong rằng để không xảy ra tình huống đáng buồn
ấy thì bạn hãy luân phiên hỗ trợ nhau để có thể thay đổi vai trò sao
cho phù hợp với từng tình huống.
Tuổi teen của bố mẹ khác hoàn toàn với tuổi teen
thời nay.
Khi nhìn nhận về tương lai hay cách sống của trẻ, có một điều
mà bạn bắt buộc phải chú ý tới, đó là cách suy nghĩ về thế giới
quan của người lớn đã trở nên lạc hậu rồi.
So với lúc các bậc cha mẹ ở lứa tuổi 10x thì môi trường xã hội hiện
nay đã thay đổi rất nhiều. Trong đó, có thể nói thứ làm nên sự khác
biệt lớn nhất chính là sự phát triển của IT (Công nghệ thông tin).
Ở
Nhật, IT bắt đầu phát triển vào cuối những năm 90. Ngành
IT có lịch sử khoảng 20 năm và đã đạt được những bước tiến đáng