đấu với em để nuôi dạy em trưởng thành. Nhưng cho dù em có nói
những lời khó nghe, hỗn láo đến đâu, mẹ em cũng không quát
mắng. Cũng có lúc mẹ trầm tư, có lúc thì chỉ đáp lại những câu nói
hỗn láo của em bằng những câu nói vui đùa. Mỗi lúc như vậy, nhìn
thấy dáng vẻ cô đơn của mẹ, em chợt thấy mình thật vô dụng. Em
chỉ còn biết lặng lẽ khóc trong phòng vì cảm động trước sự hy sinh và
nhẫn nhịn của mẹ. Em vô cùng khâm phục và tôn trọng mẹ, vậy nên
em cũng muốn bản thân mình trở thành người giống như mẹ vậy”.
Khi trẻ tỏ ra bực bội, thay vì cứ cằn nhằn, lên giọng với con “Con
ăn nói cái kiểu gì đấy?” thì chẳng phải là cứ giữ thái độ bình tĩnh và
nhẫn nại như người mẹ đó, trở thành điểm tựa để con dựa vào thì sẽ
giảm bớt căng thẳng của cả hai phía hay sao?
Trái tim bao la, thấu hiểu của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy
an tâm hơn, bởi đó là nơi chúng có thể trút bỏ những trục trặc gặp
phải trong lứa tuổi dậy thì.
“Nói thì thế nhưng tôi không hề tự tin sẽ làm được như thế
đâu”.
“Tôi nghĩ chắc chắc tôi sẽ nổi trận lôi đình nếu con tôi dám hỗn
láo như vậy.”
Hẳn là sẽ có người cảm thấy như vậy. Nhưng không sao cả, có bí
quyết để bạn làm được việc đó đấy. Đầu tiên là “đồng cảm và
chấp nhận.”
❝
❞