KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 81

Đặc biệt, dù ở bậc tiểu học hay trung học, tình trạng bắt nạt biểu

hiện ở hành động chọc ghẹo hay thái độ coi thường nhau đều khiến
trẻ nghĩ rằng “Bởi vì hành động đó làm tổn thương lòng tự trọng của
mình nên không thể được tha thứ”. Cần phải loại bỏ ngay tư tưởng
này ở trẻ.

Khi nhắc đến giáo dục về tình trạng bắt nạt, thường thì ai

cũng chạy theo quan niệm mang tính trừu tượng “Dạy trẻ biết coi
trọng sinh mạng của mình”. Nhiều người sẽ cho rằng “sinh mạng”
là từ dễ hiểu nhưng thực chất nó có ý nghĩa rất trừu tượng. Từ này
không thể làm cho trẻ hiểu được việc bắt nạt người khác có thể gây ra
hậu quả gì. Điều quan trọng cần dạy trẻ ở đây là “coi trọng lòng tự
tôn của người khác”.

Vì đang trong giai đoạn hình thành lòng tự trọng nên nếu bị bắt

nạt, chắc chắn không một đứa trẻ nào chịu được. Chính vì vậy, hãy
để trẻ tự đặt mình vào vị trí của người khác và hiểu rằng “Không
được bắt nạt người khác”.

Cần chú trọng giáo dục học sinh từ cuối bậc tiểu học đến THPT

về lòng tự trọng của con người và về tác hại của việc bắt nạt người
khác. Trong công tác giáo dục chống tình trạng bắt nạt học đường,
điều quan trọng là phải làm sao để trẻ biết coi trọng lòng tự tôn của
người khác, hơn là giáo dục về sự quý giá của mạng sống mỗi con
người.

Khó xử vì muốn giúp đỡ nhưng lại sợ bị bắt nạt.

Khi tôi còn là giáo viên THCS, trong một lớp tôi dạy có một học

sinh bị bắt nạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.