KHI CON DẬY THÌ, BẠN SẼ LÀM GÌ? - Trang 83

Nhưng thực ra, nếu dựa vào đặc điểm của tuổi dậy thì thì đây không
phải hành động không thể lý giải được.

Khi bắt đầu phản kháng, tách khỏi bố mẹ thì nơi để trẻ có thể

dựa vào chỉ có bạn bè mà thôi. Ví dụ, dù có bị bắt nạt đi chăng nữa
thì chỉ có một nơi duy nhất để trẻ dựa dẫm về tinh thần, đó là
mối quan hệ với bạn bè. Khi mối liên kết này biến mất thì cũng
là lúc trẻ mất đi nơi trú ngụ cuối cùng.

Trường hợp cậu bé ở Otsu cũng vậy. Dù bị bắt nạt nhưng cậu ấy

vẫn nhận thức được rằng đó là nơi duy nhất cậu có thể tồn tại
được. Chính vì vậy, cậu bé càng trở nên đau khổ, bị dồn đến bước
đường cùng. Và cuối cùng sự việc đáng tiếc xảy ra.

Chẳng lý do nào có thể khiến đứa trẻ đang bị bắt nạt cảm thấy

vui. Vì vậy, giáo viên không được làm ngơ hay để tình trạng bắt nạt
học đường xảy ra. Hành động cho phép việc đó xảy ra hay dù biết
vẫn làm ngơ là không thể chấp nhận được.

Tôi nghĩ phải có biện pháp giáo dục cho tất cả các cấp học, tất

cả các niên học, tất cả các trường học về cách cư xử đúng mực với
người khác, cách tôn trọng mối quan hệ với mọi người không chỉ nói
riêng những đứa trẻ đi bắt nạt người khác. Tuyệt đối không nhượng
bộ trong những vấn đề liên quan tới tôn trọng quyền con người.
Dù thế nào cũng phải bảo vệ học sinh của mình, đối đầu với nạn
bắt nạt học đường đến cùng và không bao giờ được để sự việc trở
nên nghiêm trọng đến mức phải tự tử như trường hợp cậu bé ở Otsu.

Các bậc phụ huynh cũng vậy, vừa bảo vệ con, nhưng cũng

phải để con hiểu được mức độ nghiêm trọng của nạn bắt nạt học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.