đường. Nhất định phải để trẻ hiểu được “dù con là người gây ra hay
là người phải hứng chịu thì việc làm tổn thương lòng tự trọng của
người khác luôn là việc làm sai trái”.
Nhìn vào biểu hiện của con để biết con có bị bắt
nạt hay không.
Trước hết, nếu bị bắt nạt, trẻ sẽ không kể lại với bố mẹ. Dù là
học sinh tiểu học hay trung học phổ thông đều như vậy.
Đơn giản là vì lòng tự trọng của trẻ không cho phép chúng thú
nhận với bố mẹ− người mà trẻ mong muốn có thể tách khỏi để tự
lập. Hơn nữa, nếu để bố mẹ biết mình bị bắt nạt, trẻ sẽ cảm thấy
xấu hổ. Bởi vậy, cho dù bố mẹ có nói “Nếu con bị bắt nạt thì hãy
nói cho bố mẹ biết” thì phần lớn trẻ vẫn sẽ chẳng bao giờ chịu thú
thật với bố mẹ.
Do vậy, để biết con có bị bắt nạt hay không, bạn cần để mắt
tới những thay đổi trong tâm trạng của con.
Trong bài báo “17 dấu hiệu trong sinh hoạt hằng ngày cho thấy
trẻ đang bị bắt nạt”, có hai đặc điểm cho thấy con bạn chắc chắn
đang bị bắt nạt ở trường là “Rõ ràng con không khoẻ” và “Không
mang theo điện thoại”.
❞