TẠI SAO BƯU ĐIỆN LẠI CHUYỂN PHÁT NHỮNG LÁ
THƯ KHÔNG CÓ TEM?
(SDL).
Nếu bạn hỏi tôi câu này một tuần trước đây, tôi sẽ nói chắc nịch rằng bưu
điện sẽ chẳng đời nào chuyển một lá thư không có tem.
Ấy thế mà cách đây vài ngày, con gái tôi đã nhận được một lá thư được
gửi qua đường bưu điện. Ở vị trí lẽ ra là của chiếc tem, người gửi lại viết:
“Miễn trừ bưu phí: Nỗ lực thiết lập Kỷ lục Thế giới Guinness.”
Trong phong bì là một tờ giấy trình bày nỗ lực lập kỷ lục thư dây
chuyền
dài nhất thế giới, cùng với hướng dẫn gửi thư này tới bảy người
bạn. Lá thư nói rằng nếu chúng ta phá vỡ dây chuyền thì Bưu điện, cơ quan
giám sát nỗ lực lập kỷ lục này, sẽ biết ta chính là “thủ phạm”, vì mọi người
đều tham gia vào trò này từ năm 1991!
Chỉ cần tính toán đơn giản là có thể thấy có kẻ đang lừa dối ở đây.
Một lá thư dây chuyền đòi tất cả người nhận thực sự gửi lá thư đến bảy
người khác sẽ nhanh chóng lôi cuốn mọi đứa trẻ trên thế giới (bảy nhân lũy
thừa 10 là gần bằng tổng dân số Mỹ). Tuy nhiên, tôi đánh giá cao người gửi
vì ít nhất người này cũng thừa nhận rằng đây là một lá thư dây chuyền.
Điều mà tôi băn khoăn là tại sao Bưu điện Mỹ lại hỗ trợ và tiếp tay cho
trò này. Nó có vẻ kỳ quái, nhưng cùng lúc tạo nên niềm tin vào nỗ lực này.
Có thể nó thật sự liên quan đến một nỗ lực lập kỷ lục thế giới lắm chứ.
Tuy nhiên, một tìm kiếm nhanh trên Google tiết lộ rằng bưu điện không
bỏ qua cho lá thư dây chuyền này. Lời giải thích cho lý do tại sao thư được
gửi đi mà không tính bưu phí còn thú vị hơn nữa đối với tôi: rõ ràng là
những chiếc máy phân loại thư tự động đã không bắt được nhiều lá thư
thiếu tem.
Ngẫm lại thì điều này quả thật có ý nghĩa − tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi
phải xác lập mức chi phí biên của một hành động bằng với lợi ích biên. Nếu