NÃO TRẠNG BẦY ĐÀN? KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC VỀ
VIỆC BẮT XE BUÝT
(SJD).
Trong một tuần thì có vài ngày tôi đưa con gái đến trường mẫu giáo ở
khu Đông Manhattan. Chúng tôi sống ở khu Tây và thường đi xe buýt từ
đầu này qua đầu kia của thành phố. Giờ chúng tôi bắt xe luôn là giờ cao
điểm trong ngày. Tại bến xe buýt gần căn hộ nhà tôi nhất (chúng ta sẽ gọi
đây là Điểm A), thường có khoảng 40-50 người chờ xe buýt.
Chuyện này chủ yếu là vì có một trạm tàu điện ngầm ngay gần đó; nhiều
người bắt tàu đi từ khu phố trên xuống khu trung tâm, rồi lên phố bắt xe
buýt chạy tuyến hai đầu thành phố. Nhìn chung, tôi không thích đám đông
lắm (tôi biết có người sẽ hỏi: Vậy anh sống ở New York này làm gì?), nên
tôi ghét phải tranh nhau với đám đông khi cố chen lên chiếc xe buýt với cô
con gái năm tuổi của mình. Vì có quá nhiều người đợi xe buýt ở Điểm A,
nên chúng tôi có khoảng 30% cơ hội lên được chiếc xe buýt đầu tiên dừng
tại bến và khoảng 80% cơ hội lên được một trong hai chiếc xe buýt đầu tiên
dừng tại Điểm A. Chỗ đó đông như thế đấy.
Chúng tôi có khoảng 10% cơ hội được ngồi trên một trong hai chiếc xe
buýt đầu tiên tới điểm A. Chuyến đi ngang thành phố cũng không dài lắm,
chắc khoảng 15 phút, nhưng phải đứng trong một chiếc xe buýt chật cứng
người trong bộ đồ mùa đông, với hộp đồ ăn trưa của con gái tôi bị xáo tung
trong balo không phải là cách lý tưởng để bắt đầu một ngày mới. Điểm A
đông đến độ khi các hành khách từ phía Đông xuống xe buýt ở Điểm A
bằng cửa sau xe, có cả một nhóm người tràn lên xe qua cửa xe sau, điều đó
có nghĩa là (a) họ không trả tiền, vì hộp thanh toán ở phía trước và (b) họ
chiếm chỗ của những người đã chờ đợi chính đáng ở đầu đám đông chờ bắt
xe buýt.
Vì vậy, cách đây một thời gian, chúng tôi bắt đầu đi bộ qua một khu nhà
về hướng tây để bắt xe buýt tại điểm mà chúng ta sẽ gọi là Điểm B. Điểm B