4.
Có một “não trạng bầy đàn” ở Điểm A; ai đó có thể nói
họ không thích ở trong một bầy đàn, nhưng vì một lý do nào
đó họ thấy dễ chịu với nó; họ chịu thua “não trạng bầy đàn”
và làm theo một cách không suy xét − vì nếu tất cả những
người khác đều làm như vậy, đó hẳn phải là việc nên làm.
Từ góc độ cá nhân mà nói, tôi tin rằng cả bốn điểm trên đều có giá trị
trong những thước đo khác nhau và chắc chắn có những lý lẽ bổ sung có
thể được đưa ra. Nhưng nếu phải chọn một câu trả lời dứt khoát, tôi sẽ trả
lời câu số 4: não trạng bầy đàn. Càng biết về khoa học xã hội, chúng ta
càng nhận ra rằng mọi người, dù trân quý sự độc lập của mình, song lại bị
cuốn vào các hành vi bầy đàn trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống
hằng ngày. Tin mừng là một khi nhận ra điều này, bạn có thể khai thác tâm
lý bầy đàn này theo hướng có lợi cho mình (như việc bắt xe buýt), hoặc có
lợi cho lợi ích của công chúng, như trong việc khơi dậy áp lực bình đẳng để
tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin.