MỘT CUỘC THỬ NGHIỆM NHỮNG CUỐN HỒI KÝ GIẢ
(SJD).
Tại sao trên đời lại có quá nhiều cuốn hồi ký giả? Gần đây nhất là Love
and consequences (tạm dịch: Tình yêu và hệ lụy) của Margaret Seltzer (tôi
muốn dẫn liên kết đến trang Amazon của cuốn sách này, nhưng có trời làm
chứng, cuốn này không còn trên Amazon nữa).
Nếu viết hồi ký kể lại khoảng 60% sự thật chẳng hạn, bạn sẽ giới thiệu
nó là hồi ký hay tiểu thuyết? Nếu biên tập một cuốn hồi ký mà bạn nghĩ là
đúng tới 90%, bạn sẽ cho xuất bản nó dưới dạng hồi ký hay tiểu thuyết?
Hoặc có lẽ câu hỏi xác đáng hơn là: Ưu điểm của việc xuất bản một cuốn
sách dưới dạng hồi ký thay vì tiểu thuyết là gì? Sau đây là một số câu trả
lời khả dĩ:
1.
Một câu chuyện có thật sẽ được truyền thông quan tâm
hơn là một cuốn tiểu thuyết giống thật;
2.
Một câu chuyện có thật nhìn chung sẽ tạo ra nhiều tin đồn
hơn, trong đó có doanh thu tiềm năng từ phim ảnh, các cơ
hội thuyết giảng...;
3.
Nếu cuốn sách là hồi ký, người đọc bị hấp dẫn bởi câu
chuyện ở cấp độ bản năng hơn so với khi là tiểu thuyết.
Mỗi khi một cuốn hồi ký bị lộ ra là giả, bạn sẽ thấy mọi người nói: “Chà,
nếu câu chuyện hay như vậy, sao họ không xuất bản nó dưới dạng tiểu
thuyết nhỉ?” Nhưng những lý do từ 1 tới 3 như ở trên và có thể còn nhiều lý
do khác nữa đã tạo động cơ để các tác giả, nhà xuất bản và những người
khác ưu ái hồi ký hơn là tiểu thuyết.
Với suy nghĩ số 3 trong đầu và gần đây có đọc về việc một viên giả dược
chứa đường đắt tiền hiệu quả hơn một viên giả dược chứa đường rẻ tiền ra