KIẾM LỢI TỪ SỰ KHIẾM NHÃ TRÊN ĐƯỜNG
(SDL).
Tôi gần như không lái xe nữa từ khi chuyển nhà về gần chỗ làm. Vì vậy
mỗi khi phải lái xe, sự khiếm nhã trên đường luôn đập vào mắt tôi. Khi ở
trong xe, mọi người làm những việc mà họ sẽ chẳng bao giờ làm nếu ở
trong một bối cảnh khác. Bóp còi. Chửi thề. Vượt lên trước. Và đó mới chỉ
là chị gái tôi thôi đấy. Những người lái xe khác còn xấu tính hơn nhiều.
Một lý do rõ ràng là ta không phải sống với những hệ lụy này trong bất
kỳ khoảng thời gian lâu dài nào. Nếu vượt lên trước hàng đợi kiểm tra an
ninh ở sân bay, ta sẽ phải ở gần những người mà ta vừa mới chen hàng. Với
một chiếc xe, ta có thể thoát đi dễ dàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
ta không bị đánh. Khi giơ ngón tay thối với ai đó bước trên vỉa hè, ta sẽ
chẳng có được sự an toàn như vậy.
Hồi tôi còn lái xe đi làm, có một điểm trung chuyển mà ở đó sự khiếm
nhã rất đỗi thịnh hành (với những ai biết Chicago, thì đó là nơi đường Dan
Ryan giao với đường Eisenhower). Khi ra khỏi đường cao tốc, ta sẽ gặp hai
tuyến đường. Một tuyến đi lên một đường cao tốc khác, một tuyến đi lên
con phố trên. Gần như chẳng ai muốn đi lên phố trên. Có cả một hàng dài
nửa dặm những chiếc xe kiên nhẫn đợi đi lên đường cao tốc và khoảng
20% lái xe đều thô lỗ và đột ngột rẽ trái phép vào đúng giây cuối sau khi vờ
như đang tiến về phố trên. Tất cả những người trung thực đợi trong hàng
đều phải chờ thêm ít nhất 15 phút chỉ bởi những kẻ gian trá đó.
Thỉnh thoảng, các nhà khoa học xã hội có nói về khái niệm “căn tính”.
Đó là quan niệm cho rằng bạn có một tầm nhìn cụ thể về kiểu người của
mình và bạn cảm thấy tệ hại khi làm những việc chệch ra khỏi tầm nhìn đó.
Điều này dẫn bạn tới chỗ thực hiện những hành động có vẻ không vì lợi ích
tốt nhất của mình trong ngắn hạn. Trong kinh tế học, George Akerlof và
Rachel Kranton đã phổ biến ý tưởng này. Tôi đã đọc bài viết của họ, nhưng
nhìn chung tôi có ý thức căn tính yếu ớt đến độ tôi chưa bao giờ thực sự