KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 154

NÀY CƯNG, CÓ PHẢI CƯNG ĐANG LÁI PRIUS KHÔNG?

(SJD).
Bạn có nhớ cái thời khi mà chuyện theo kịp nhà người ta đồng nghĩa với

việc mua một bao thuốc có nạm kim cương không? Những màn khoe của
phô trương như vậy trong suốt thời kỳ giàu sang đã khiến Thorstein Veblen
đưa ra một từ mới − tiêu dùng phô trương (conspicuous consumption).

Tiêu dùng phô trương gần như chưa bao giờ biến mất nhưng giờ nó đã có

một người anh em rất thú vị: đối thoại phô trương (conspicuous
conservation). Trong khi tiêu dùng phô trương có mục đích là khoe cho
thiên hạ thấy bạn đã sống xanh được đến mức nào, thì đối thoại phô trương
lại khoe cho thiên hạ biết bạn sống xanh ra sao. Giống như việc mang theo
chiếc túi in dòng chữ “Tôi không phải là túi nhựa” hay việc lắp những tấm
thu năng lượng mặt trời ở phía mái nhà trông ra đường, dù đó là phía
thường bị khuất dưới bóng râm.

Gần đây, chúng tôi thực hiện một chương trình phát thanh về đối thoại

phô trương; trong đó, chúng tôi giới thiệu một bài nghiên cứu của Alison và
Steve Sexton, một cặp nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế tình cờ là chị em song
sinh (và cũng có bố mẹ là hai nhà kinh tế học). Bài viết có tựa đề Đối thoại
về sự phô trương: Hiệu ứng Prius và thái độ sẵn lòng trả cho sự ngay
thẳng về môi trường.

Tại sao họ lại chọn Toyota Prius? Steve Sexton giải thích như sau:

“Xe Honda Civic hybrid

(41)

giống Honda Civic thường. Ford

Escape hybrid giống Ford Escape thường. Vậy nên, giả thuyết của
chúng tôi là nếu Prius trông giống Toyota Camry hay Toyota Corolla,
nó sẽ chẳng được ưa chuộng đến vậy. Vì vậy, điều mà chúng tôi chủ
định thực hiện trong nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm giả
thuyết này.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.