KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 192

TẠI SAO TÔI LẠI THÍCH VIẾT VỀ CÁC NHÀ KINH TẾ

(SJD).
Suốt nhiều năm qua, tôi đã có cơ hội viết về không biết bao nhiêu người

thú vị. Mẹ tôi có một câu chuyện rất tuyệt (và được chôn giấu bao năm) kể
về đức tin tôn giáo của bà. Tôi đã phỏng vấn Ted Kaczynski, kẻ đánh bom
mang biệt danh Unabomber, lứa tân binh của NFL, một tên trộm trèo tường
đáng nể chỉ ăn trộm đồng xu bạc.

Nhưng gần đây, tôi lại viết về các nhà kinh tế − và có được nhiều bài viết

nhất là khi hợp tác cùng nhà kinh tế Steve Levitt. Đây là một nhóm hoàn
toàn mới và lý do là như thế này.

Một tác giả viết dòng phi hư cấu như tôi, được đào tạo đồng đều về cả

báo chí lẫn văn chương, bị giới hạn bởi những điều mà các đối tượng kể
cho ta nghe. Tôi đúng là có được phạm vi hoạt động rộng quanh một chủ đề
− chẳng hạn nếu Ted Kaczynski không chịu nói gì về phiên tòa xử mình, thì
vẫn còn nhiều người khác sẵn sàng nói cho tôi biết − nhưng tôi bị trói buộc
bởi những gì mọi người kể và cách họ kể điều đó.

Có một thực tế rõ ràng là khi được viết bài về mình, hầu hết mọi người

sẽ cố thể hiện bản thân hết sức có thể.

Họ kể những câu chuyện giúp họ trông tốt đẹp, hay cao quý, hay như là

người hành động quên thân vì người khác; một số người khôn khéo hơn
thậm chí còn tỏ ra khiêm nhường để thể hiện sự xuất chúng của mình. Điều
này đẩy người viết vào một tình thế chẳng lấy gì làm vui vẻ − phải dựa vào
những giai thoại có thể đúng, hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh và được
kể ra cốt để phác ra một bức tranh thiên kiến.

Đây chính là điểm mà nhà kinh tế thể hiện khác hẳn. Thay vì sử dụng các

giai thoại để tăng tính thực, họ sử dụng dữ liệu để khẳng định sự thật. Chí ít
thì mục tiêu là vậy. Có một số sự thật có thể chẳng dễ chịu gì. Sau khi tôi
viết về nhà kinh tế Roland Fryer, ông đã bị một số học giả người da màu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.