KINH TẾ HỌC CƯỚP BIỂN NHẬP MÔN
(CHƯƠNG TRÌNH HỎI ĐÁP ĐƯỢC TIẾN HÀNH BỞI RYAN
HAGEN).
Thủy thủ đoàn Maersk Alabama
mới đây đã sống sót sau cuộc tấn
công của những tên cướp biển Somalia và đã trở về nhà nghỉ ngơi sau một
chặng dài mệt mỏi. Nhưng với những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa
Mỹ và đội quân cướp biển Somalia khố rách áo ôm, chúng tôi cho rằng
chúng ta nên xem lại quá khứ để tìm ra những manh mối cho câu hỏi làm
sao có thể thuần phục những kẻ ngoài vòng pháp luật trên biển này.**
Peter Leeson là một nhà kinh tế của Đại học George Mason, đồng thời là
tác giả của cuốn The invisible hook: The hidden economics of pirates (tạm
dịch: Móc câu vô hình: Kinh tế học ngầm của những tay cướp biển).
Leeson đã đồng ý trả lời một số câu hỏi quan trọng về cướp biển:
Hỏi: Móc câu vô hình không chỉ đơn thuần là một cái tên khôn khéo. Nó
khác như thế nào so với bàn tay vô hình của Adam Smith?
Trả lời: Với Adam Smith, ý tưởng là mỗi cá nhân theo đuổi lợi ích riêng
như thể được một bàn tay vô hình dẫn dắt thúc đẩy lợi ích xã hội. Ý tưởng
về móc câu vô hình là cướp biển, dù là tội phạm, nhưng vẫn bị chi phối bởi
lợi ích cá nhân. Vì vậy, họ cũng có động lực xây dựng các hệ thống quản lý
và cấu trúc xã hội cho phép họ theo đuổi tốt hơn nữa mục đích phạm tội
của mình. Chúng có liên hệ với nhau, nhưng sự khác biệt quan trọng ở chỗ,
đối với Adam Smith, lợi ích cá nhân tạo ra sự hợp tác, từ đây sinh ra của
cải và khiến ai cũng có cuộc sống khấm khá hơn. Đối với những tên cướp
biển, lợi ích cá nhân dẫn đến sự hợp tác hủy diệt sự thịnh vượng bằng cách
cho phép cướp biển cưỡng đoạt hiệu quả hơn nữa.
Hỏi: Ông viết cướp biển lập ra một phiên bản chính thể dân chủ của
riêng mình từ rất sớm, đó là một hệ thống hoàn chỉnh có sự phân tách
quyền lực và hệ thống này ra đời trước Cách mạng Mỹ hàng chục năm. Có