phải điều này có khả năng xảy ra chỉ vì họ là những kẻ sống ngoài vòng
pháp luật, hoạt động hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của chính phủ?
Trả lời: Đúng vậy. Những tên cướp biển trong thế kỷ XVIII đã xây dựng
một hệ thống dân chủ toàn diện. Lý do khiến tính tội phạm lèo lái những
cấu trúc này là vì họ không thể trông cậy nhà nước sẽ cung cấp những cấu
trúc như vậy cho họ. Vì vậy, hơn bất kỳ ai khác, cướp biển cần tìm ra một
hệ thống pháp luật và trật tự nào đó cho phép họ có thể cùng gắn kết lâu dài
đủ để cướp bóc thành công.
Hỏi: Vậy những hệ thống dân chủ tham dự này có mang lại cho những
thủy thủ động cơ để gia nhập quân đoàn cướp biển, vì điều đó có nghĩa là
họ có thể được tự do khi trở thành hải tặc hơn là trên chính con tàu của
mình?
Trả lời: Khi làm cướp biển, các thủy thủ được tự do hơn và được trả
công cao hơn khi buôn chuyến. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất ở đây là
tự do thoát khỏi sự tùy tiện của các thuyền trưởng và sự lạm quyền vốn
khét tiếng ở các thuyền trưởng thuyền buôn. Trong một nền dân chủ cướp
biển, một thủy thủ đoàn có thể, và thường, hạ bệ thuyền trưởng nếu ông ta
lạm quyền hoặc không đủ năng lực.
Hỏi: Ông viết rằng cướp biển không phải lúc nào cũng là những tay khát
máu như chúng ta thường hình dung. Cuốn sách Móc câu vô hình lý giải
hành vi này như thế nào?
Trả lời: Ý tưởng cơ bản ở đây là, một khi chúng ta công nhận cướp biển
như các tác nhân kinh tế − những doanh nhân thực sự − chúng ta sẽ thấy rõ
tại sao họ không muốn tàn độc với tất cả những người mà họ bắt giữ. Để
khuyến khích các thương gia đầu hàng, họ cần truyền bá ý tưởng: nếu anh
đầu hàng chúng tôi, anh sẽ được đối xử tử tế. Đó là động cơ mà cướp biển
đưa ra để các thủy thủ buông vũ khí đầu hàng trong cảnh thái bình. Nếu họ
ngang ngược ngược đãi tù nhân, như cách mà người ta thường mô tả về họ,
hành động đó sẽ phá hỏng động cơ để các thương thuyền đầu hàng và do đó
sẽ khiến cướp biển phải chịu tổn thất lớn. Họ sẽ phải vất vả để có được sự