KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 228

trong số đó là bản chất của thảm họa (tức thảm họa đó kịch tính, ăn ảnh
như thế nào) và địa điểm xảy ra thảm họa. Trở lại với những thảm họa gần
đây ở Myanmar và Trung Quốc, tôi xin nói rằng có một vài điều khác đáng
lưu tâm:

1.

Chúng ta đang vào mùa tin tức chính trị, đây là những tin

tức rất khó đánh bật khỏi sóng phát thanh, truyền hình.

2.

Đưa tin về những thảm họa ở các miền xa xôi mất thời

gian và tốn kém về tiền bạc, điều này càng có xu hướng bị
hạn chế khi các hãng truyền thông đang ở trong chế độ cắt
giảm chi phí.

3.

Cả Myanmar và Trung Quốc (chứ không phải Pakistan)

đều có cái có thể coi là điểm mù đối với người Mỹ. Tôi đoán
là hầu hết người Mỹ đều không thể tìm được Myanmar trên
bản đồ và nếu có bất kỳ ấn tượng nào về đất nước này, đó
cũng không phải là ấn tượng tốt đẹp (hãy nghĩ đến “phiến
quân”).

Quả thật, số tiền đóng góp cho Myanmar rất, rất thấp. Nếu xem xét việc

các hỗ trợ thảm họa thường được phân bổ không đều như thế nào, có lẽ
điều này không kinh khủng lắm. Thế nhưng: nếu bạn là người quyên tiền
cho những người đang thực sự cần đến khoản tiền đó, gia đình một nạn
nhân của trận lốc xoáy ở Myanmar không đáng cho hoạt động từ thiện của
bạn như bất kỳ ai khác sao? Các lực lượng kể chuyện hay chính trị của một
cuộc thảm họa không nên làm thay đổi phản ứng của chúng ta đối với nhu
cầu này, đúng không?

Chúng ta có thể thích nghĩ rằng chúng ta quyên góp hầu như mù quáng,

tùy thuộc vào nhu cầu hơn là vào phản ứng của riêng chúng ta đối với
những đặc điểm cụ thể của thảm họa. Nhưng ngày càng nhiều tài liệu
nghiên cứu kinh tế học về các khoản đóng góp từ thiện cho thấy điều này
không đúng. Trong một bài nghiên cứu hẹp nhưng rất hấp dẫn, John List

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.