Hầu hết chúng ta đều có kinh nghiệm là người tiêu dùng hơn là người sản
xuất, vì vậy chúng ta thường nhìn mọi thứ qua lăng kính cầu hơn là cung.
Chúng ta cần trân trọng các yếu tố cung mà các nhà kinh tế đã tôi luyện
trong chúng ta.
Các đồng nghiệp của tôi đã tạo ra một chứng cứ xác nhận liên quan đến
giả thuyết của Shane. Tất cả tám nhà kinh tế ở trường Đại học Chicago mà
tôi đặt câu hỏi về tôm này đều nghĩ câu trả lời phải có gì đó liên quan đến
việc sản xuất tôm hiệu quả hơn − tức là những lời giải thích dựa trên cơ sở
cung.
Điều này khiến tôi đặt câu hỏi này cho các độc giả trên blog để xem phản
hồi của họ. Với sự giúp đỡ của Pam Freed (một sinh viên Harvard đang có
kế hoạch theo đuổi chuyên ngành kinh tế và là người lúc đầu đưa ra lời giải
thích “cầu” nhưng nhanh chóng đổi sang câu chuyện “cung” khi gặp phải
cái nhìn chưng hửng của tôi), chúng tôi đã phân loại 500 bình luận đầu tiên
mà chúng tôi nhận được.
Chà, Shane, rất tiếc phải báo với anh rằng giả thuyết của anh chỉ đúng
tương đối nếu xét về dữ liệu.Có 393 nhận xét có thể dùng được (107 người
không làm theo chỉ dẫn).
Trước hết là tin tốt lành cho giả thuyết. Đúng như Shane phỏng đoán,
những người không phải là dân kinh tế (tức bất kỳ ai không học chuyên
ngành kinh tế) hầu như đều nghĩ rằng chúng ta ăn nhiều tôm hơn vì các lý
do dựa trên cầu (ví dụ, sau bộ phim Forrest Gump, số người ăn chay có thể
ăn tôm đã tăng...). 57% những người không học chuyên ngành kinh tế chỉ
đưa ra câu chuyện về cầu so với 24% chỉ đưa ra câu chuyện về cung. Số
còn lại đưa ra lời giải thích kết hợp cả cung và cầu.
Tuy nhiên, điểm mà lý thuyết này làm chưa tốt là 20% người trả lời là
dân kinh tế lại trông không có gì khác biệt so với tất cả những người khác.
Khoảng 47% những người học chuyên ngành kinh tế chỉ đưa ra câu chuyện
về cầu và 27% chỉ đưa ra câu chuyện cung (những người học chuyên ngành
kinh tế cũng có nhiều khả năng đưa ra câu chuyện kết hợp cả cung và cầu).