(SDL).
Gần đây, tôi có đăng một câu hỏi đơn giản trên blog này: “Tại sao chúng
ta lại ăn nhiều tôm đến thế?” Từ năm 1980 đến năm 2005, số lượng tôm
tiêu thụ trên đầu người ở Mỹ đã tăng gần gấp ba lần. Thật chẳng thể ngờ tôi
nhận được những hơn 1 nghìn hồi đáp!
Tôi hỏi câu này vì Shane Frederick, một giáo sư marketing ở trường
Sloan, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã liên lạc với tôi và
đưa ra một giả thuyết lý thú. Anh viết về tính thường xuyên đáng chú ý
trong các phản hồi mà anh nhận được khi đặt cho nhiều người câu hỏi tại
sao chúng ta lại ăn nhiều tôm đến vậy:
Các nhà tâm lý học (thực ra có lẽ là tất cả những người không phải là nhà
kinh tế) sẽ đưa ra những lời giải thích tập trung vào sự thay đổi trong vị thế
của đường cong cầu − những thay đổi trong sở thích hoặc thông tin như:
1.
Mọi người ngày càng ý thức về sức khỏe hơn và tôm thì
tốt cho sức khỏe hơn là thịt đỏ;
2.
Red Lobster
mới đổi hãng quảng cáo và quảng cáo của
họ đang phát huy tác dụng…
Trong khi đó, các nhà kinh tế lại thường đưa ra những lời giải thích tập
trung vào phía “cung” như:
1. Người ta đã làm ra được những chiếc lưới tốt hơn để đánh bắt tôm;
2. Điều kiện thời tiết ở Vịnh có lợi cho trứng tôm...
Tôi thấy giả thuyết của Shane thật hấp dẫn. Khi tôi dạy môn kinh tế vi
mô bậc trung, các sinh viên dường như dễ hiểu phía cầu hơn nhiều so với
phía cung dù (1) họ thấy cầu đầu tiên và (2) các đồ thị và phương trình cho
cầu và cung gần như giống nhau, ngoại trừ sự thay đổi trong các nhãn biến.