KHI NÀO CƯỚP NHÀ BĂNG - Trang 26

TẠI SAO KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ QUÂN DỊCH LẠI LÀ Ý

TƯỞNG TỆ HẠI

(SDL).
Một bài viết rất dài trên tạp chí Time có tựa đề: “Khôi phục chế độ quân

dịch: Không phải liều thuốc trị bách bệnh”.

Milton Friedman

(5)

chắc sẽ phải đội mồ sống dậy nếu nghe được gợi ý

khôi phục chế độ quân dịch này. Nếu vấn đề là không có đủ người trẻ tình
nguyện đi chiến đấu ở Iraq, thì sẽ có hai giải pháp hợp lý: 1) rút quân khỏi
Iraq; 2) trả cho người lính mức lương tương xứng để họ sẵn sàng đăng ký
tòng quân.

Ý kiến cho rằng chế độ quân dịch là một giải pháp hợp lý đúng là một

bước thụt lùi, không còn nghi ngờ gì nữa. Trước hết, chế độ này đưa
“nhầm” người vào quân đội − những người chẳng hứng thú với đời sống
quân ngũ, không được trang bị tốt cho cuộc sống quân ngũ, hay những
người coi trọng việc khác. Từ góc độ kinh tế mà nói, mọi lý do trên đều
chính đáng cho việc không muốn vào quân ngũ. (Tôi hiểu là còn có nhiều
góc nhìn khác, chẳng hạn ý thức trách nhiệm hay nghĩa vụ với đất nước,
nhưng nếu một người cảm thấy theo cách này, nó sẽ là yếu tố ảnh hưởng
đến hứng thú của người đó đối với đời sống quân ngũ).

Thị trường làm rất tốt việc phân công công việc. Thị trường thực hiện

việc này thông qua tiền lương. Do đó, những người lính Mỹ nên được trả
một mức lương tương xứng để bù đắp cho những rủi ro mà họ phải đón
nhận! Quân dịch về cơ bản là một loại thuế nặng, tập trung, áp lên những
người phải đi nghĩa vụ quân sự. Theo lý thuyết kinh tế, đây là một cách
hoàn thành mục tiêu cực kỳ kém hiệu quả.

Những người phê bình có thể viện lý do rằng cử đám trẻ có hoàn cảnh

kinh tế khó khăn đi vào chỗ chết ở Iraq vốn dĩ là điều không công bằng.
Mặc dù tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng việc có người sinh ra trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.