HÌNH THÁI THAY THẾ CHO DÂN CHỦ?
(SDL).
Với việc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, có vẻ như tất cả mọi
người đều nghĩ đến chuyện chính trị. Không giống như hầu hết mọi người,
các nhà kinh tế thường thờ ơ với chuyện bỏ phiếu. Theo cách nhìn của họ,
cơ hội phiếu bầu của một cá nhân có tác động đến kết quả của cuộc bầu cử
là vô cùng nhỏ, nên chẳng có nghĩa lý gì khi làm vậy. Hơn nữa, có nhiều hệ
luận lý thuyết, nổi tiếng nhất là Định lý sự bất khả của mũi tên (Arrow’s
impossibility theorem), nhấn mạnh đến tính chất khó khăn của việc thiết kế
ra những hệ thống chính trị/cơ chế bỏ phiếu có khả năng kết hợp các lựa
chọn ưa thích của khối cử tri một cách đáng tin cậy.
Thường thì những khám phá lý thuyết về ưu nhược điểm của hình thái
dân chủ kiểu này sẽ chẳng làm tôi hào hứng.
Thế nhưng, mùa hè năm ngoái, Glen Weyl, đồng nghiệp của tôi, đã đề
cập đến một ý tưởng bằng những lời lẽ đơn giản và duyên dáng đến độ
khiến tôi phải kinh ngạc vì trước đó chẳng có ai nghĩ đến nó. Theo cơ chế
bỏ phiếu của Glen, tất cả cử tri đi bầu có thể bỏ bao nhiêu phiếu tùy thích.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lần bỏ
phiếu và số tiền phải trả là kết quả bình phương của số phiếu mà bạn bầu.
Vì vậy, mỗi phiếu mà bạn bầu thêm sẽ có chi phí cao hơn phiếu bầu trước
đó. Để tiện cho cuộc tranh luận, xin giả dụ rằng bạn phải trả 1 đô-la cho
phiếu bầu đầu tiên. Khi đó, lần bỏ phiếu thứ hai sẽ có giá 4 đô-la. Lần bỏ
phiếu thứ ba sẽ có giá 9 đô-la, lần thứ tư là 16 đô-la và cứ thế. Với 100
phiếu bầu, bạn sẽ mất 10 nghìn đô-la. Vậy nên, bất kể bạn thích một ứng
viên nhiều đến mức nào, cuối cùng bạn sẽ vẫn chọn một số lần bỏ phiếu
hữu hạn.
Vậy cơ chế bầu bán này có điểm gì đặc biệt? Mọi người rốt cuộc sẽ bầu
theo tỷ lệ tương ứng với mức độ quan tâm của họ đối với kết quả bầu cử.
Hệ thống này không chỉ cho thấy bạn ưu ái ứng viên nào hơn mà còn cho