TÁI BÚT
Quan tòa Địch là một nhân vật lịch sử. Ông sinh vào năm thứ tư niên hiệu
Trinh Quán thời Đường, tức là năm 630 sau Công nguyên. Ông mất năm 700
sau Công nguyên.
Tiểu sử của ông trong Biên niên sử của triều Đường ghi rằng, nửa đầu sự
nghiệp làm quan dài và xuất sắc của mình, khi ông giữ chức huyện lệnh, ông
đã giải quyết một số lượng lớn các vụ án hình sự khó khăn. Do đó ông đã trở
thành một trong những nhà điều tra vĩ đại nhất của Trung Quốc thời cổ. Ông
cũng là một nhà chính trị lớn của Trung Quốc vào nửa cuối sự nghiệp của
mình, sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ cao ở kinh đô, ông đã đóng một
vai trò quan trọng trong nền chính trị cả trong và ngoài của triều Đường. Tất
cả những điều này là sự thực lịch sử. Tuy nhiên hai câu chuyện được kể ở đây
là hoàn toàn hư cấu, và các thị trấn được đề cập tới như Hàn Nguyên, Phượng
Châu, v.v... không tồn tại thật.
Câu chuyện được thêm vào một phần kiến thức thiên văn học rất cổ xưa
của Trung Quốc, người ta tin rằng dấu hiệu các ngôi sao có ảnh hưởng đến
cuộc đời và số phận của con người. Những hình minh họa ở đầu sách cho
thấy một cung hoàng đạo của Trung Quốc, cùng với lời giải thích về chu kỳ
sáu mươi năm của Trung Quốc. Có mười hai chi được bố trí xung quanh hai
nguồn năng lượng nguyên thủy: âm (âm, nữ giới, bóng tối) và dương (dương,
nam giới, ánh sáng) và tám kiểu bộ ba, gọi là Vòng bát quái. Vòng tròn nhỏ
hơn một nửa ở giữa là để miêu tả sự tương tác giữa năng lượng vĩnh cửu âm
và dương (lời giải thích ở trang 59 trong cuốn tiểu thuyết Xử án trong tu viện,
xuất bản bởi William Heinemann Ltd, London, 1961). Vòng bát quái đại diện
cho tám tổ hợp có thể có của một dòng âm bị gián đoạn và một dòng dương
không bị gián đoạn; những bộ ba được hình thành trên cơ sở Sách Bói toán
cổ đại (xem The Ching hay cuốn sách of Change dịch bởi Richard Wilhelm,