KHỈ VÀ HỔ - Trang 135

với lời giới thiệu của C.G. Jung, London, 1950). Trang đầu của phần giới
thiệu được minh họa bằng sơ đồ các biểu tượng, biểu tượng "khỉ" và "hổ"
được vẽ theo kiểu Trung Quốc cổ xưa lớn hơn cả ở vị trí chính xác của chúng
trong cung hoàng đạo: hướng tây-tây nam và hướng đông - đông bắc.

Trong chiêm tinh học Trung Quốc, tính cách và sự nghiệp của một con

người được phân tích dựa trên cơ sở biểu tượng mang tính chu kỳ mà người
đó được sinh vào, và trước đây không có hôn ước nào được đồng ý trừ khi đã
xem xét, đối chiếu cho thấy biểu tượng của năm, ngày và giờ sinh của cả hai
người, mà có thể sẽ trở thành vợ chồng, đều phù hợp.

Quan tòa Địch sinh vào năm 630 sau Công nguyên, tức là năm VII-3, một

năm con Hổ, hành Kim, và chịu sự chi phối của sao Kim. Ngày và giờ sinh
của ông không được ghi lại.

Về thất huyền cầm (một kiểu nhạc cụ giống như đàn xante) được nói tới

trong câu chuyện thứ hai, cần chú ý rằng người Trung Quốc nghiên cứu rất
sâu sắc nghệ thuật âm nhạc thuần túy, cổ điển Trung Quốc; nó tạo ra một loại
âm nhạc nhẹ nhàng, tinh tế, rất khác biệt, ví dụ như kinh kịch Trung Quốc
thời sau này, thể loại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ âm nhạc Trung Á. Ở Trung
Quốc một cây đàn cổ tốt, như cổ tranh, có giá rất cao như một cây vi-ô-lông
Stradivarius của chúng ta, và cũng có những bí mật về giai điệu tuyệt vời nhờ
chất lượng của lớp sơn bao ngoài hộp cộng hưởng âm. Người sành nhạc cụ
có thể nhận xét được tuổi của cây đàn dây cổ qua hình dạng của những vết
xước nhỏ xuất hiện trên bề mặt lớp sơn theo thời gian. Độc giả quan tâm đến
chủ đề hấp dẫn này có thể tham khảo cuốn sách Những hiểu biết về các loại

nhạc cụ Trung Quốc

[1]

của tôi, tài liệu khảo cứu Monumenta Nipponica, Đại

học Sophia, Tokyo, 1940.

_______________________
Chú thích:

[1]

Tạm dịch từ The Lore of the Chinese Lute – ND

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.