KHI VẾT THƯƠNG NẰM XUỐNG - Trang 20

Bà Hát về, hai tay khệ nệ thực phẩm. Tiếng đẩy cửa ken két. Nét mặt

bà hồ hởi như người bắt được vàng. Bà nói với Kiêu sẽ làm món giả cầy, ăn
với thịt gà luộc có lá chanh. Với Kiêu thì món nào cũng ngon. Những thứ
bà kể với cậu là cao lương mĩ vị. Tiếc vì tay chân không để động vào để
giúp bà rửa rau. Cậu nghĩ. Rồi cũng hỏi: “Cháu giúp được gì ạ?”. “Cứ ngồi
đó là được rồi”, bà Hát nói, miệng lại hát bài Khát vọng do Thuận Yến phổ
nhạc. Đối với bà Hát, tự hát trong khi nấu ăn cũng là một thú thưởng thức
đáng được cổ vũ. Có nhạc sĩ cổ vũ và xuất hiện trong bếp núc, các món ăn
sẽ ngon hơn, đôi bàn tay nội trợ càng tận dụng được hết năng khiếu bẩm
sinh. Nhưng cũng nguy hại đối với các cô gái trẻ tuổi đỏng đảnh hồn nhiên,
mải nghe nhạc hoặc luôn miệng hát mà làm cơm sống đậu rán cháy. Giả
cầy và gà luộc có Thuận Yến thì tuyệt vời rồi. Những ông nhạc sĩ vẫn chịu
thiệt thòi và oan ức vì bài hát của họ thường được hát trong nhà vệ sinh và
nhà bếp. Nếu hát trong đó mà họ được trả tiền thì đất nước xuất hiện nhiều
tỉ phú.

- Bà ngoại cháu mất lâu chưa? - Bà dừng hát và tự nhiên hỏi đến

chuyện này.

- Hơn một năm rồi ạ. Cháu nhớ bà quá.

- Ờ nhỉ! Mày đã nói một lần rồi. Cô quên mất đấy. Xin lỗi nhé!

- Có sao đâu cô. Cô chẳng phải nói vậy, nói vậy là khách sáo rồi. Cháu

làm sao dám để ý đến chuyện đó cơ chứ. Chỉ là thằng oắt con và đang ở
nhờ nhà cô.

Bà Hát bỗng thấy có hứng thú nói chuyện, nói vọng ra:

- Cô rất thích nói chuyện với mày. Mày nói có cái gì đó ngộ nghĩnh.

Đã lâu cô không có tâm trạng vui thế này.

- Cô không chơi với ai à?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.