về khoản tiền cưới lúc trước, cậu cứ yên tâm, tôi thà mất đi cái mạng già
này, chứ không bao giờ quỵt nợ Tống gia, để con tôi phải chịu tủi nhục.”
Chứng kiến ông Mục Chính Khang đột ngột nổi cơn thịnh nộ, Tống
Vực có chút ngoài ý muốn. Anh trầm mặc một lúc, sau rót thêm nước trà
vào ly ông, ngữ khí điềm nhiên mang theo sự cung kính:“Xin bố hãy yên
tâm, con tuyệt đối không khi dễ, xem thường Táp Táp. Con nhất định sẽ
đem đến hạnh phúc cho cô ấy. Cô ấy là con gái bảo bối của bố, đồng thời
cũng là người vợ yêu quý của con.”
Mục Chính Khang vẫn còn trong cơn kích động, sắc mặt xám xịt, đôi
môi run run, mắt lườm Tống Vực. Ông ráng sức đè ép cơn giận xuống đáy
lòng, cầm ly trà nhấp một ngụm, nói:“Hy vọng cậu nói được thì làm được.
Táp Táp con tôi là một cô gái tốt, nhưng đã phải chịu rất nhiều bất hạnh.
Thân là bố nó, mà tôi chưa bao giờ hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.
Từ nhỏ con bé đã thua thiệt, kém may mắn hơn những đứa trẻ cùng trang
lứa. Mẹ nó qua đời sớm, tôi lại không có thời gian quan tâm săn sóc nó.
Đời này tôi luôn áy náy với hai mẹ con Táp Táp. Hiện giờ, tôi chỉ có thể
chuộc lỗi lầm bằng cách cố gắng bảo vệ con bé, ngăn cản nó tránh xa
những kẻ gây tổn thương cho nó.”
Cảm xúc được thể cuồn cuộn dâng trào, ông tâm sự rất nhiều chuyện
khi Táp Táp còn nhỏ, bao gồm chuyện li hôn giữa ông và bà Trình Hạo
Anh, rồi Mục Táp theo mẹ đến Tây Xương sinh sống. Tuy xa cách nhiều
năm, nhưng ông chưa bao giờ chủ động liên lạc với hai mẹ con họ. Đây
chính là việc khiến ông hối hận nhất đời.
Lúc bà Trình Hạo Anh sinh bệnh nặng, Mục Táp mới hơn mười tuổi.
Khi ấy, tự tay cô bé chăm bẵm, hầu hạ mẹ. Hằng ngày cô bé nấu cơm, sắc
thuốc cho mẹ uống, chăm chỉ ngồi bên giường đọc báo mẹ nghe, cố ý ê a
những bài hát tươi vui để an ủi cơn đau của mẹ, luôn miệng tíu tít nói
chuyện, bên cạnh mẹ từng phút từng giây. Cô bé cùng mẹ kiên cường
chống chọi đến tận cái ngày định mệnh ấy, cái ngày mà một mình cô bé