Thằng giặc ấy đã đi qua một chiếc cầu tre bắc qua đầm trốn thoát mất rồi! "
. Bọn chúng tin lời, cho quân đi lùng sục các chỗ khác. Thế là một phen
nữa, Bu lại thoát vòng nguy hiểm.
Một lần khác, Bu đang phát thóc cho dân một xóm gần bãi. Chia vừa xong
thì quan quân đã bổ vây bốn mặt. Bu lại dược mọi người dẫn đi trốn ở một
nơi kín. Nhưg trước khi trốn, Bu cũng xin một mảnh chiếc trùm lên người
làm phù phép, khiến cho thầy độn của quan quân một lần nữa lại bị lừa, bảo
rằng ông đang trốn ở một bụi lác ngoài bãi. Quân quân nghe lời tất cả đổ xô
ra bờ sông. Bu thừa dịp lại trốn đi vô sự.
Quan quân cứ mấy lần tưng hửng như thế, chả làm gì được Bu. Còn Bu thì
hết đi vùng này sang vùng khác, đến đâu cũng bí mật giúp đỡ dân nghèo và
được họ che chở. Về sau không rõ Bu đi đâu.
Ngày nay ở động Dang trên núi Hồng-lĩnh còn có dấu vết cột cờ, thành luỹ
và nền nhà, nền kho, tương truyền là đồn trại cũ của cố Bu [1] .
KHẢO DỊ
Phần đầu truyện này theo như một số người địa phương Hà-tĩnh kể lại, thì
lúc trẻ nhà nghèo Bu phải làm nghề chăn vịt, thường đưa vịt đi ăn ở cánh
đồng gần bờ sông. Cũng như truyện Yết Kiêu (số 72, tập II), một hôm vào
khoảng nửa đêm, Bu thấy hai con trâu từ dưới nước lên bờ húc nhau. Thấy
sự lạ, Bu vác gậy đánh đuổi. Khi trâu biến mất, Bu thấy có mấy cái lông