KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 1055

cá biển". Tuy vậy, chàng đánh bộ cũng rất cừ. Hồi ấy có một con ngựa thần
thỉnh thoảng cứ vào buổi trưa lại từ dưới sông hiện lên rồi lững thững tiến
vào một cái miếu ở ngoài đồng. Biết là ngựa quý, Cầu đến miếu nấp định
bắt nhưng ngựa lạ hơi vừa động vào đã bị nó đá. Cầu bèn lấy thóc mang đặt
ở miếu rồi ngồi rình. Ngựa lúc đầu không chịu ăn. Về sau mon men tới ăn.
Mấy lần như thế. Cầu bắt đầu làm quen và dần dần ngựa chịu để cho Cầu
cưỡi. Ngựa thần ngày đi ngàn dặm, hang sâu khe lớn vượt qua như bay.
Ngựa lại rất mến chủ. Có khi người và ngựa bị bại trận lìa nhau mấy ngày
trời, nhưng chỉ một thời gian sau, ngựa lại tìm về với chủ.
Triều đình cho Cầu là giặc nguy hiểm, cố lo diệt trừ. Chúng sai một quan
thuỷ đạo đốc lĩnh rất thiện thuỷ chiến đem binh thuyền đến đánh. Cầu cho
mười chiếc thuyền giả cách thua chạy. Bao nhiêu quan thuyền được lệnh ra
sức đuổi theo. Thuyền của Cầu lui vào bến Cát-bạc. Ở chỗ đó gió to sóng
dữ, quan thuyền cao to lại nặng không tài nào lái được, bị dạt sang bờ bên
Đông. Cầu chỉ chờ có lúc ấy liền đem thuyền nhẹ đến vây đánh. Quan quân
tan vỡ, thuỷ đạo đốc lĩnh giơ tay chịu trói.
Nhà vua rất lo, phái mười đạo quân, cầm đầu là một viên đại tướng nổi
tiếng tới đánh. Cầu tìm chỗ hiểm đặt quân phòng giữ, nhưng bề ngoài thì
cho dành những quân già yếu để lừa địch. Đại tướng khinh thường, dẫn
mười đạo quân tiến vào. Tiến đến đâu, quân Cầu giả thua quăng khí giới bỏ
chạy đến đấy. Cầu chờ cho chúng tiến đến chỗ phải nối đuôi nhau mà đi, nổ
một phát súng hiệu, quân mai phục bốn bề xông ra diện một lúc hết cả
mười đạo quân. Đại tướng chỉ còn chạy thoát lấy thân.
Mãi về sau, Phạm Đình Trọng bấy giờ đã là tướng tâm phúc của chúa
Trịnh, tình nguyện xin đi đánh Cầu. Trọng trước lúc xuất quân, gửi cho Cầu
một vế câu đối: Thổ tiệt bán hoành: thuận giả thưởng, nghịch giả hạ (nghĩa
là chữ "thổ" cắt đi một nửa ngang, nếu để xuôi là chữ "thượng", để ngược
là chữ "hạ"). Ý bảo Cầu nếu thuận sẽ để yên, nếu nghịch thì tiêu diệt. Cầu
nghĩ ngay vế đối gửi lại cho Trọng: Ngọc tàng nhất điểm: xuất vi chúa,
nhập vi vương (nghĩa là chữ "ngọc" giấu trong mình một chấm, đưa ra là
chữ "chúa", cất đi là chữ "vương"). Ý bảo ta một là làm chúa, hai là làm
vua, chứ không thèm đầu hàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.