có đầm rộng như thế". Vua chịu thua. Lần thứ ba gặp anh, vua lại hỏi: "Chỗ
nào có cái trống đánh từ mồng một, tiếng vang đến ngày rằm?". Vợ anh nói
rằng: "Chồng thiếp bận mổ một con trâu ba ngày mà lột da chưa xong".
Không tin thì người đàn bà đáp. - "Lấy da trâu ấy mới bưng được trống
đánh từ mồng một vang đến ngày rằm". Vua lại chịu thua. Lần thứ tư gặp
người đàn bà vua hỏi: - "Đố biết ta đi về hay là xuống ngựa đấy?". Nàng
hỏi vặn vua: "Đống rác này tôi hót đi đổ một hay hai lần?" - "Một lần", vua
đáp. Người đàn bà liền hót rác làm hai lần. Biết là bị mắc mưu, nhưng vua
tìm cách bắt mỗi người dân nộp một vác củi rồi để vu vạ anh mò ốc, vua bỏ
một con mèo chết vào vác củi của anh và nói: - "Mèo của ta không phải là
mèo cũng không phải là hổ, rất quý. Có người đã trả năm mươi lăm lạng
rưỡi vàng. Nay đã đánh chết thì một là phải làm sống lại, hai là phải trả đủ
số vàng. Không được thì phải đưa vợ đến thay". Không thấy anh mò ốc đền
mèo, hôm sau vua đến nhà để đòi, không ngờ khi xô cửa làm rơi một cái
muôi gỗ, bị vợ anh mò ốc lý sự: "Muôi nhà tôi không phải muôi, gỗ không
phải gỗ, rất quý, có người đã trả sáu mươi sáu lạng sáu vàng. Nếu vua bắt
chồng tôi làm cho con mèo sống lại thì vua cũng phải làm cho cái muôi
lành lặn như cũ. Nếu bắt đền tiền thì vua còn mắc nợ mười một lạng mốt
vàng". Vua lại chịu thua.
Thấy người đàn bà vừa đẹp vừa có lài trí, vua sai quân đến bắt đi. Từ đây
truyện lại trở về dạng truyện Chiếc áo lông chim. Theo lời vợ dặn, người
chồng cũng làm áo bằng lông các loại chim đánh bẫy được, nhưng không
phải trồng táo mà là trồng hẹ "lá tốt như cỏ tranh". Sau ba năm anh mặc áo
ấy và gánh gánh hẹ đi đến cung vua. Tiếng rao của anh cũng làm cho người
vợ bỗng bật nói cười. Kết cục như các truyện trên, vua cũng đổi áo cho anh
mò ốc, người đàn bà cũng thả chó ra cho cắn chết vua, và anh mò ốc thì
trèo lên ngai vàng. Ở truyện của ngưòi Nùng thì hai vợ chồng trở lại đời
sống ngày trước sau khi đưa của cải của vua phân phát cho mọi người[7