Một ông chúa vì làm phúc mà phá sản. Tin tưởng ở đức chúa Trời, ông đeo
túi lên vai đi tìm để hỏi. Dọc đường, gặp một ông chúa lâu đài nhờ hỏi hộ
vì sao đất của mình không sinh sản. Gặp một thầy cả nhà dòng nhờ hỏi vì
sao nhà dòng trở thành địa ngục và các thầy tu lại sinh đánh nhau. Cuối
cùng gặp một người đàn bà nghèo nhờ hỏi vì sao con gái mình không kiếm
được chồng.
Khi đến nơi, chúa Trời trả lời cho ông các câu hỏi, rồi cho ông một túi sỏi
đủ cho ông và vợ làm phúc suốt đời. Trở về qua chỗ người đàn bà nghèo,
ông trao cho bà và các cô con gái mỗi người một hòn sỏi. Sỏi hiện thành
kim cương, các cô gái liền kiếm được chồng. Đến chỗ nhà dòng, ông bảo
thầy cả phải đem cây thập tự cho người đầu bếp và rung tất cả các chuông
lên. Quỷ ốp vào người đầu bếp, làm hắn chạy trốn và kêu rống. Cả nhà
dòng sợ hãi, từ đó các thầy tu không đánh nhau nữa. Đến chỗ ông chúa lâu
đài, ông bảo hạ tường xuống đất thì đất sẽ sinh sản được [3] .
Một số truyện khác của Việt-nam dường như xuất phát từ một số hình
tượng chính của truyện Người dân nghèo và Ngọc hoàng mà phát triển
thành, ví dụ truyện Nhà sư và cá kình (giống với hình tượng người học trò
và con ba ba):
Một nhà sư trụ trì đã lâu năm mà chưa thành chính quả: một hôm mộng
thấy thần linh bảo phải di đến nước Phật để tìm một câu tụng niệm, rồi tự
mình tụng lấy thì đắc dạo. Sư ra đi với một đám đệ tử, nhưng đường sá gian
nguy, các đệ tử rơi lại dọc dường, còn một mình sư vẫn không nản chí. Đến
bờ biển không có thuyền bè nào dám chở. Một con cá kình ngẫu nhiên qua
đó ghé cho sư lên. Biết sư đi tìm Phật, cá nhờ hỏi Phật cho một câu. Sư ta
nhận lời (nhưng như vậy là phạm lỗi vì đáng lý phải ngậm thinh). Cá nói
mình đã sống một nghìn một trăm năm nay và gần đây để chuộc lỗi lầm cũ,