chuột. Nghe tin có ông vua hủi, anh tìm đến xin chữa. Bị đuổi ra, nhưng rồi
cũng được vào cung, sau sáu ngày quả lành bệnh. Vua hứa sẽ cho bất kỳ cái
gì anh muốn. Anh chỉ xin quyền sở hữu một hòn núi đá nọ mà thôi. Vua
cho là điên, nhưng thấy trước sau người ấy chỉ xin có chừng ấy, bèn cho
anh làm chủ quả núi cùng với vài đồng vàng. Nhưng vua không ngờ nhờ
hòn núi, người Bà-la-môn trở thành đại phú.
Về sau, vị lão làng gõ cửa ăn xin nhà người Bà-la-môn. Người này bảo vợ
xúc một đĩa ngọc ra cho. Lão làng lắc đầu. Người Bà-la-môn bèn kể lại
chuyện cũ cho y nghe. Lão làng bùi tai đến nghĩa địa để gặp được ma. Ma
cũng bày cho trèo lên cây. Bốn mụ chằng lại đến ăn thịt ma và than thở với
nhau về những điều bí mật kể cho nhau nghe lần trước bị lộ. Nhác thấy lão
làng, bốn mụ xông tới ăn thịt [3]
Một truyện của đồng bòa Cham-pa Run và Rai cũng là một dị bản của các
truyện trên nhưng các phần sau lại gần giống với Tấm Cám (số 154) và Sự
tích con khỉ (số 12, tập I).
Người Khơ-me (Khmer) có truyện Sóc-lành Sóc-ác hay là Sự tích cây cỏ
may cũng là một dị bản, nhưng đoạn cuối phát triển theo hướng khôi hài.
Sóc-lành mồ côi ở với bà, nhà nghèo, người làng ai cũng thương. Sóc-ác
người cùng làng nhà giàu nhưng độc ác, nên ai cũng ghét. Một hôm Sóc-ác
rủ Sóc-lành đi chặt tre về sửa nhà cho bà Sóc-lành, Sóc-lành nói: -"Tôi
không có dao rựa và lương ăn". Đáp: - "Ta sẽ cho mượn đồ dùng và cho
ăn". Lên rừng, Sóc-lành làm được nhiều, còn Sóc-ác chỉ chơi. Khi ăn, Sóc-
ác chọc hai mắt Sóc-lành rồi đạp xuống suối, về nhà nói dối là đã bị hổ ăn
thịt. Sóc-lành rơi xuống suối miệng luôn mồm cầu nguyện: -"Lạy đức
Phật!". Một con cá sấu thấy thế thương hại đưa về cho chúa. Nghe Sóc-lành
kể, chúa gắn ngọc vào hai mắt, mắt lại lành như cũ, đoạn cho một nắm cát
đưa về rải lên chùa, cát hóa thành vàng bạc châu báu. Từ đấy bà cháu Sóc-
lành trở nên giàu có.