- Ngon ngỏn ngòn ngon, ăn cả thịt con, thực ngon lắm phỏng [4] .
Riêng ở vùng Bắc-ninh, thì truyện Tấm Cám được truyền tụng như là lịch
sử Thái phi Ỷ Lan. Quyển Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích đã chép truyện
bà Ỷ Lan gắn liền với nhân vật Tấm (khác với truyện trên, ở đây gọi ngược
lại Tấm là Cám và Cám là Tấm. Ỷ Lan thái phi là Cám) và tước bỏ đi nhiều
chi tiết của truyện dân gian:
Ở làng Thổ-lỗi (hay Siêu-loại) huyện Gia Lâm có ông Lê Công Thiết và vợ
là Vũ Thị Tinh chuyên trồng dây nuôi tằm. Một đêm vợ nằm chiêm bao
thấy mình nuốt mặt trăng, sau đó sinh một cô gái tên là Cám (hoặc Khiết
Nương). Vợ chết, chồng lấy vợ kế là Chu Thị, sinh một gái khác là Tấm.
Thế rồi, câu chuyện cũng diễn ra với đủ các tình tiết bắt cá, nuôi bống và
nhặt xương bống chôn chân giường đúng như truyện trên vừa kể, chỉ có
khác ở chỗ Bụt lại là nhà sư Đại Liên, tu ở chùa Linh-nhân. Và điều khác
thứ hai đáng lưu ý là xương bống chôn một trăm ngày đào lên được một đôi
hài quý, nhưng khi Cám phơi đôi hài, thì một con quạ thần trông thấy, cắp
lấy một chiếc bay đến kinh đô rồi thả xuống sân điện. Vua bấy giờ là Lý
Thánh Tông chưa có con, cho đấy là điềm lành, bèn loan báo cho đàn bà
con gái khắp nơi đi ướm hài.
Từ đây truyện phát triển hoàn toàn khác với cổ tích nói trên. Vua đi cầu tự
ở chùa, xa giá đến đâu mọi người đua nhau đi xem đến đấy. Chỉ có Cám
vẫn chăm chỉ hái dâu. Một ông hàng dầu thấy một đám mây che trên đầu
Cám, bèn mách cho quan quân biết. Vua cho gọi Cám đến hỏi tại sao không
đi xem vua trẩy? Cám tâu là vì dì bắt đi hái dâu. Vua cho ướm chân vào hài
thì vừa như in. Vua bèn lấy làm vợ, gọi là Ỷ Lan.
Truyện còn nối vào một mẩu nữa, kể việc Nguyễn Bông đầu thai: Ỷ Lan