Quế Võ, có hội Chen, trong ngày hội trai gái tha hồ chen nhau (có khi ngã
cả xuống ao) v.v... [7]
Trước đây ở làng Nam-sơn, huyện Võ-giàng còn có đền thờ Bà Tấm, Bà
Cám, nhân dân thường kiêng tên, gọi gạo tấm là đớn, cám là bổi (hàng năm
có rước xách).
Chúng tôi cho rằng những tình tiết nói trên là do người đời sau gán ghép
vào truyện Tấm Cám, làm cho nó có bóng dáng một thần tích, chẳng khác
gì một số tình tiết mà nhân dân vùng Bắc-ninh ghép vào truyện Thánh
Gióng (Khảo dị truyện số 134, tập III).
Ở Nam bộ cũng có lưu hành một truyện Tấm Cám có những tình tiết gần
giống với những tình tiết của truyện Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích vừa
kể. Sau đây là nội dung truyện kể ở miền Nam mà Jan-nô (G. Jeanneau),
người sưu tầm sớm nhất đã ghi được ở Mỹ Tho năm 1886:
Có hai vợ chồng sinh hai cô gái Tấm và Cám, là con sinh đôi. Tấm được bố
mẹ chăm nom chiều chuộng rất mực, còn Cám thì bị đối đãi như tôi đòi.
Một hôm người cha cũng giao cho mỗi con một cái giỏ, bảo đi bắt cá, ai bắt
được nhiều hơn thì được gọi bằng chị. Cám được nhiều hơn, nhưng Tấm
bảo đưa giỏ cho mình giữ hộ để đi hái rau thơm về kho cá. Cám trở về thì
bao nhiêu cá đã bị Tấm lấy mất chỉ còn một con bống mú. Do đó Tấm được
làm chị. Cũng như truyện kể ở miền Bắc, Cám được thần hiện lên bày cho
cách nuôi cá bống mú, nhưng nuôi được ít lâu cá cũng bị Tấm tìm cách bắt
ăn thịt. Thần hiện lên bày cách bỏ xương cá vào hũ chôn xuống đất, sau sẽ
được nhiều vật quý. Một con gà cũng mách cho Cám chỗ vùi xương bống.
Sau ba tháng mười ngày, Cám đào lên quả được áo quần đẹp và một đôi
giày. Một hôm Cám đem giày đi ra đồng bị ướt, phải đem phơi, bỗng một
con quạ cắp mất một chiếc đem bỏ vào cung vua. Hoàng tử bắt được cho