quan thứ hai của triều đình để đi tìm mình. Vua đi đến nơi gặp bốn tên
trộm, trộm được bốn vật quý, đang cãi nhau không ai chịu ai. Bốn vật quý
là: một gươm có thể chặt đầu kẻ thù ở cách xa, một bát sứ chỉ cần ra hiệu là
có thức ăn ngon, một tấm thảm có thể hái ra tiền và một cái ngai có thể
mang người đi bất cứ đâu. Được chọn làm trọng tài, vua bảo ai lặn xuống
nước được lâu hơn thì kẻ ấy chọn lấy cái quý nhất, v.v...Khi họ hụp đầu,
vua vội cướp lấy tất cả, rồi trèo lên ngai bảo nó đưa mình đến một thành
phố xa. Ở đây vua mê một gái đĩ nổi tiếng đẹp và lấy vàng từ tấm thảm để
cung phụng. Ngạc nhiên vì tấm thảm lạ, cô gái sai đầy tớ rình biết được giá
trị tấm thảm và các vật khác, bèn dỗ cho vua mang mọi thứ tới, đoạn rủ đi
gặp vua nước mình để cùng nhau đi săn. Khi hai ông vừa ra đi thì nàng lấy
trộm giấu kín các của quý, đoạn nổi lửa đốt nhà. Từ xa nhìn thấy lửa vua
vội chạy về thì đã thấy cô gái làm bộ xõa tóc nằm giữa đất than khóc. Vua
hỏi: - "Những vật kia đâu?" - "Không biết". Thế là hết tiền, vua bị gái đĩ hắt
hủi và cũng không có cách nào để trở về nước.
Một năm trôi qua, quan đầu triều bèn bỏ đi tìm vua. Đến một nơi nọ có một
cái giếng nước đen sôi sục, một con chồn đến uống nước bị một vài giọt
bắn lên đầu nó, tự nhiên nó hóa thành khỉ. Thấy vậy ông quan bèn múc lấy
một bình mang đi. Khi gặp vua, ông đưa cho vua vàng, bảo tìm đến nhà gái
đĩ và đưa mình đi theo giả làm đầy tớ. Trong lúc nói chuyện, quan đầu triều
lén nhỏ nước lên đầu cô gái và cô liền hóa khỉ. Người nữ tì thấy vậy sụp lạy
xin làm cho chủ trở lại nguyên hình. - "Phải đưa đây cây gươm, bát sứ, tấm
thảm mới được". Người nữ tì mang đến, hai người vội trèo lên ngai, chỉ
một lúc sau đã trở về nước cũ.
Những truyện dưới đây đều kết hợp một phần với mô-típ truyện Con chim
khách mầu nhiệm (số 153). Ví dụ một truyện khác của Ý (Italia).
Một chàng trẻ tuổi ăn quả tim một con chim mầu nhiệm nên mỗi sáng đều
nhặt được ở dưới gối một hộp tiền. Trong khi đi du lịch đến một thành phố