Truyện này được nhiều sách chép như Truyện đời xưa... của Jê-ni-bren
(Génibrel), Mỹ Ấm tùy bút của Trương Vĩnh Tống và Loại cổ tích hay[2],
mỗi sách chép có khác biệt về tình tiết. Theo quyển thứ nhất thì để làm cho
cô gái trở nên xinh đẹp, ông Tiên không bảo nàng lội xuống giếng mà bảo
đem một cái bánh và một cây nhang cho ông làm phép. Theo quyển thứ hai,
ông Tiên làm phép ấn quyết vào thùng nước rồi bảo cô gái tắm. Đối với vợ
chồng phú trưởng giả, ông cũng không bảo họ lội xuống giếng mà bảo họ
kiếm bốn viên gạch lớn đốt đỏ lên đặt ở mỗi góc nhà một viên rồi hai vợ
chồng phải nhảy nhót mãi, đoạn ngồi lên gạch. Cả ba quyển đều không nói
đến họ hàng trưởng giả cũng tham dự vào việc này.
Đồng bào Thổ có truyện Cô gái mồ côi thương người gần giống với truyện
của ta, nhưng kết cục lại không có việc hóa thành khỉ:
Ngày xưa, người nhà trời có thói quen xuống trần để thử con người. Hồi ấy
có một cô gái mồ côi đi ở cho người. Vì chủ bạc đãi nên cô gầy gò xấu xí,
không ai chơi với. Một hôm có sứ giả nhà trời hóa làm một ông lão ghẻ lở
đến chỗ bọn con gái, bảo chúng cõng hộ qua khe. Chúng nó lấy làm kinh
tởm, nhổ nước bọt chửi rủa ông, chỉ có cô gái mồ cô vui lòng cõng ông
sang. Sau khi qua khe, ông lão trao cho cô gái hai cái váy ghẻ bảo hàng
ngày hít sẽ có điều hay. Cô gái làm theo và trở nên béo tốt tươi đẹp. Khi
bọn con gái biết được sự tình bèn cố chực đón ông lão. Gặp ông, bọn chúng
xúm nhau làm kiệu đưa qua khe. Nhưng khi hít những váy ghẻ của ông lão
cho, chúng trở nên xấu xí hết sức, đến nỗi không được ai lấy làm vợ, trong
khi đó cô gái mồ côi nhờ đẹp nên lấy được chồng quan [3] .
Đồng bào Thổ ở Thái-nguyên có truyện Côi, cô gái mồ côi, lại có chủ đề