Truyện của ta với truyện Không bao giờ biết giận của dân tộc Nùng [2] và
truyện Kén rể của dân tộc Cham-pa [3] gần như là một, chỉ có khác một vài
chi tiết không quan trọng, ví dụ bên ta là vua, là phượng hoàng đất, thì bên
Nùng, bên Cham-pa là quan, là chim lửa trời, hay bên ta là một gánh bồ
hàng (không nói là hàng gì) còn bên Nùng là gánh bông, bên Cham-pa là
gánh lúa, v.v...
Các truyện trên có nhiều dị bản ở các dân tộc. Trước hết là truyện của
Pháp: Jăng vàPi-e.
Một người mẹ có hai đứa con. Pi-e là em đến ở tớ với một người, đòi một
trăm đồng e-cu một năm. - "Được", chủ đáp, "nhưng nếu một trong hai
chúng ta ai tỏ ra giận dữ điều gì thì sẽ bị đánh gẫy lưng". Mới được tám
ngày, chủ tớ cãi nhau. Pi-e tức giận, là chủ đánh đau đuổi về. Jăng nghe
nói, bèn cũng đến ở và chịu nhận điều kiện trên. Chủ sai đánh xe đi chợ bán
hạt cây. Hắn bán hết tất, cả xe lẫn ngựa rồi đưa tiền cho em. Anh hỏi chủ: -
"Có giận không?" - "Giận gì cái vặt ấy". Hôm khác, chủ sai đi chặt cây
"sên" to nhất, cốt để cho anh không làm được thì phát cáu. Anh bán cả xe
bốn ngựa rồi về tay không. Chủ hỏi, anh đáp: - "Xe để ở bìa rừng vì không
chuyền cây ra được". Rồi hỏi: "Có giận tôi không?" -"Không".
Hôm khác, hai vợ chồng chủ ngồi ăn cơm không gọi anh ăn. Đang đập lúa,
anh đem lúa bán lấy tiền, vào quán chén ngon lành. Chủ hỏi: - "Lúa để
đâu?". Đáp: - "Ông không cho tôi ăn, tôi phải bán kiếm tiền đánh chén".
Rồi hỏi: - "Có giận không?". - "Không".
Hôm khác chủ sai anh đi chăn lợn ở một cánh đồng có lão chằng (ô-gơ-rơ),