cốt mượn tay lão ăn thịt hộ. Jăng mang theo một con chim sẻ, nên khi thi
ném xa với lão, anh được cuộc. Hai người lại thi ăn. Trong khi ăn, Jăng lén
cho thức ăn vào một cái túi đeo trước bụng. Ăn xong anh lấy dao rạch túi
làm bộ rạch bao tử, thức ăn trào ra. Lão chằng không chịu thua, nhờ anh
rạch hộ bao tử của mình như kiểu anh đã làm. Lão chết. Anh cắt tất cả đuôi
lợn, đem lợn đi bán rồi cắm đuôi xuống bùn như một tình tiết trong truyện
Nói dối như Cuội của ta (số 60, tập II). Lúc về chủ hỏi: -"Lợn đâu?". Đáp: -
"Chúng chui tất cả xuống bãi lầy, nhưng vẫn còn thấy đuôi". Chủ đi kéo
đuôi lợn, dĩ nhiên bị tưng hửng. Anh hỏi chủ: -"Có giận không?". -
"Không". Chủ lại sai anh đi chăn ngỗng. Anh bán mất một vài con, rồi về
báo tin là có một con thú ăn mất ngỗng. Hỏi: -"Có giận không?". -"Không".
Hôm sau vợ chủ đòi đi rình. Anh nghe lỏm được, bèn bảo chủ cho mình
mượn khẩu súng để rình bắn con thú đã ăn thịt ngỗng. Vợ chủ nấp trong
bụi, anh cho một mồi ngã lăn quay. Sau đó anh hỏi chủ: -"Có giận không?".
-"Mày giết vợ tao sao tao lại không giận?". Anh bèn đánh chủ gãy lưng như
đã giao ước.
Truyện này phổ biến gần như khắp châu Âu. Phần lớn đều thống nhất điều
giao ước "không được giận", một số khác đổi rằng "không được tiếc rẻ".
Còn về hình phạt thì hầu hết là lột da lưng, ở truyện của người Mô-ra-vi
(Moravie) thì cắt mũi, ở người Đức và Bắc Pháp thì cắt tai, v.v...
Truyện của Ấn-độ phổ biến trong các dân tộc theo đạo Hồi:
Có hai anh em là Ha-lam-da-đa và Ha-ram-da-đa. Người anh đi làm công
cho một lão chánh án (qua-di) với điều kiện: nếu anh tự tiện bỏ tôi, tôi cắt
tai và mũi anh, và ngược lại, cũng thế. Còn thức ăn thì phải cho đầy mỗi
lámột ngày. Chủ sai anh đi chăn bò, dê, mỗi ngày cho ăn cơm đổ đầy một lá
ta-ma-ranh (lá bé như lá đa). Anh kêu ăn ít quá không đủ sống. Chủ vin vào