cứu kịp cũng nhảy vào để chết theo. Người chồng mới cũng đuổi theo và
nhảy luôn vào lửa khi thấy vợ chết. Xuống âm phủ họ đều được làm thần
Bếp.
Người Cham-pa có truyện Vua bếptrong kết cấu có sự trộn lẫn cốt truyện
Sự tích thần Bếp với cốt truyện Ai mua hành tôi của ta (Số l35, tập III):
Một thầy địa lý sắp chết dặn ba đứa con "khi bố chết đừng chôn vội, cứ
khiêng xác đi về phương Nam, hễ nơi nào bố tự ý hạ xuống thì chôn ở đó".
Bố chết, các con vâng lời, ba ngày vượt đồi leo núi hết hơi, xác mới rơi trên
một tảng đá. Không ngờ đấy là hàm con rồng. Đêm lại rồng lần lượt báo
mộng cho ba người con và xin biếu người thứ nhất một lọ bạc, người thứ
hai một là vàng, người thứ ba một lọ nước thần. Nhưng cả ba nhận của biếu
mà không chịu dời mộ. Trong khi hai anh giàu có thì người em út treo lọ
nước lên xà nhà. Như truyện của ta, người vợ một hôm vô tình lấy xuống
đổ ra tay thấy tay trắng, bèn đem tắm, người bỗng đẹp như tiên, hành và
ngò mọc gần chỗ tắm lớn vổng lên lạ thường. Thấy người vợ của anh đẹp,
vua bắt về cung. Anh chàng nhớ vợ bèn nhổ hành và ngò làm một gánh tiến
kinh, rao: - "Ai mua hành cao năm thước hai, ngò cao ba thước sáu". Vợ
nghe, biết là chồng cũ, gọi vào tình tự. Mấy lần như thế, vua ngờ vực, dặn
lính hễ thấy ai rao như thế là bắt. Khi bắt được người chồng, vua muốn thử
vợ, bèn đổi áo quần cho người bán hành, rồi gánh gánh hành ngò đi rao.
Không ngờ vua bị lính bắt. Kết cục khác với chuyện Ai mua hành tôi của ta
là anh hàng hành đang mặc áo của vua liền ra lệnh đốt chết nhà vua trong
bộ áo hàng hành, Hoàng hậu tưởng là vua giết mất chồng cũ nên nhảy vào
lửa chết theo. Anh hàng hành thấy vậy cũng nhảy vào lửa chết nốt. Về sau
họ được phong làm vua Bếp [3] .
Người Quảng-đông (Trung-quốc) cũng thờ thần Bếp, và cũng cúng thần
vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Họ có nhiều truyện thần Bếp khác với
truyện của ta.