Một truyện của người miền Nam Ấn-độ về mặt hình tượng có thể xếp gần
với truyện của ta:
Có hai người Sô-ma-ray-ia và Bi-ma-ray-ia trở thành bạn chí thiết, tuy họ
chưa bao giờ đến nhà nhau. Một hôm Bi-ma-ray-ia thấy vợ bạn (nhưng
không biết là vợ bạn) đẹp, mới tha thiết nhờ bạn giúp cho mình được sống
một đêm với người đàn bà ấy. Đứng giữa hai quan hệ tình vợ và tình bạn,
Sô-ma-ray-ia không dám nói thật với bạn đó là vợ mình, hắn đành hy sinh
cho bạn. Vợ Sô-ma-ray-ia rất đau khổ nhưng không dám trái ý chồng, coi
trái ý chồng là một tội lỗi. Nhưng lúc Bi-ma-ray-ia đến nhà thì biết người
đàn bà ấy không phải là người trăng hoa, mà là một người có đức hạnh. Và
sau đó, nhìn thấy gươm của Sô-ma-ray-ia treo ở buồng, hắn biết thêm nàng
chính là vợ bạn.
Nhận ra lỗi lầm, hắn bèn tuốt gươm tự đâm cổ chết. Và Sô-ma-ray-ia thấy
thế cho là mình cũng có tội, bèn cũng đâm cổ chết theo. Sô-ma-ray-ia khi
nhìn thấy hai cái xác thì vô cùng hối hận cũng toan đâm cổ tự sát nhưng
thần Xi-va đã xuất hiện và mang cả ba lên trời [5] .
Theo Pháp-Á tạp chí(1952).
Ở nông thôn ngày xưa chưa có diêm. Thường về buổi chiều người ta
thường phải đổ một mớ trấu bên cạnh bếp, trên cóđè bằng một hòn đất nặn
theo hình quả cân để cho nó cháy âm ỉ tới sáng, lúc cần thổi lên thành lửa
mà dùng. Đống trấu đó gọi là "đống nhấm", hòn đất dùng để đè gọi là
"thằng Lốc".