nhiên trở thành một phú ông. Ông ta tậu biết bao nhiêu là trâu bò ruộng
vườn, những thứ đó mỗi năm mỗi nhiều lên mãi. Nhưng Thạch Sùng còn
có nhiều mánh khóe làm tiền khác. Ngoài việc thu lúa rẻ, cho vay lãi, ông
ta còn buôn bán lớn. Thuyền buôn của Thạch Sùng dong buồm đi khắp mọi
cửa biển. Rồi hắn thông lưng với bọn cướp trong vùng. Mỗi một chuyến
làm ăn, chẳng những được chia phần mà hắn còn oa tàng và tiêu thụ hộ
những của bất nghĩa. Cứ như thế sau mười năm, Thạch Sùng trở nên một
tay cự phú, tiền của châu báu như nước như non, không ai địch nổi. Những
tay thiên hộ bá hộ so với hắn chỉ bằng cái móng tay. Có tiền trong tay,
Thạch Sùng rất dễ kiếm được địa vị. Hắn dâng vua bao nhiêu là vàng bạc
ngọc ngà, nên được vua phong tước quận công. Hắn ra ở kinh thành, xây
dựng phủ đệ, không khác gì phủ đệ của ông hoàng bà chúa. Trong phủ đệ
của hắn có một trăm nàng hầu vợ lẽ, người nào người ấy ăn mặc toàn lụa là
gấm vóc. Còn hắn và vợ con thì giờ đây sống một cách xa xỉ, đến nỗi trong
nước trừ hoàng đế ra khó có một người nào dám sánh.
Hồi đó ở kinh đô có một người em hoàng hậu họ Vương. Y cũng là tay cự
phú nổi tiếng tiền rừng biển bạc và xài phí vào bậc nhất. Một hôm, y gặp
Thạch Sùng trong một bữa tiệc đủ các bậc vương công đại thần. Câu
chuyện dần dần chuyển thành một cuộc khoe của giữa hai bên. Họ Vương
nói: - "Bọn nô tỳ nhà tôi đều mặc đồ tơ lụa. Chúng nó đông đến nỗi năm
hết tết đến phải có hàng kho vải lụa để may mặc cho chúng mới tạm đủ".
Thạch đáp: - "Bọn nô tỳ nhà tôi thì phải có lúa gạo của cả một huyện mới
đủ cho chúng ăn". Vương lại khoe: - "Bếp nhà tôi phải dùng đường thay
cho củi". Nhưng Thạch cướp lời: "Để sưởi ấm các phòng trong mùa đông,
chúng tôi phải đốt mỗi ngày hàng hòm nến". Nghe bọn họ không bên nào
chịu bên nào, có một vị quan khách dàn xếp: - "Hai ngài cãi nhau như thế
không ích gì cả. Cần phải có chứng cớ thì chúng tôi mới tin. Âu là một hôm
nào đó, hai ngài hãy trưng của cải ra cho chúng tôi xem. Ai thua phải nộp