KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 67

dân, nói cách khác những truyện do tưởng tượng cấu thành nhưng có gắn
liền với một ý nghĩa lịch sử như quan niệm của một số nhà nghiên cứu
nước ngoài[7], thì e không thích hợp với thực tiễn văn học dân tộc. Tình
trạng nhập nhằng thường thấy giữa truyền thuyết và cổ tích như trên đã nói,
đòi hỏi chúng ta phải có một định nghĩa rạch ròi, dứt khoát hơn.

Giả định rằng truyền thuyết là sự thật được hoang đường hóa còn cổ tích thì
hoàn toàn do tưởng tượng tạo nên, nhưng ai mà không nhận thấy có những
truyền thuyết như Sự tích con muỗi, Sự tích hồ Ba-bể, là hoàn toàn bịa đặt,
v.v... Ngược lại, cũng không hiếm gì những truyện cổ tích vốn lúc đầu dựa
vào một sự thật khách quan nào đó rồi được tác giả nâng lên thành một tác
phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Lại giả định rằng truyền thuyết có dính dấp
đến lịch sử, còn cổ tích thì không phải như vậy, nhưng trên thực tế, nào
hiếm gì những truyện cổ tích có quan hệ ít nhiều đến lịch sử, như các
truyện Chàng Lía, Bùi Cầm Hổ chẳng hạn?

Theo chúng tôi, điều cần chú ý trước hết là phần nhiều các truyền thuyết
đều chưa được xây dựng thành truyện.
Chúng chỉ mới là từng mẩu truyện.
Ví dụ truyền thuyết về Lý Công Uẩn chỉ gồm có hai tình tiết: mẹ vua không
chồng mà chửa, sau cho vua làm con nuôi sư Lý Khánh Văn; lúc ở với sư,
vua đã đề vào lưng tượng Phật mấy chữ "đày đi viễn châu", đến nỗi hòa
thượng trụ trì chùa này nằm mộng thấy Phật từ giã mình đi đày theo lệnh
của thiên tử.

Có nhiều truyền thuyết chưa có kết cấu trọn vẹn, chưa nhuần nhuyễn tính
nghệ thuật. Ví dụ truyền thuyết ông Đùng bà Đà là chuyện hai anh em ruột
lấy nhau bị xử tử, chết thành thần.

Cho nên, trên từng bước tiến triển của loại hình, nếu truyền thuyết - hiểu
theo nghĩa rộng
- đạt đến chỗ hoàn chỉnh thì tùy theo nội dung, nó có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.