KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 66

3. RANH GIỚI GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ

TÍCH

Truyền thuyết, cổ tích đều là những truyện tự sự nằm trong loại hình tự sự
dân gian, do quần chúng tưởng tượng nên, cốt truyện tương đối dài, kết
thúc trọn vẹn, các tình tiết được thuật theo trình tự thời gian, và trong
không gian ba tầng của người thời cổ: cõi người, cõi trời (bao gồm cả cõi
tiên), cõi đất (âm phủ và thủy phủ). Nội dung của chúng, hoặc hoang
đường, huyền diệu hoặc không, thường thường đề cập đến những mối quan
hệ giữa con người trong xã hội có giai cấp nhiều hơn là giữa con người với
tự nhiên. Mục đích là gây hứng thú thẩm mỹ cho người nghe, người đọc,
đồng thời cũng để giáo dục họ, nhưng không cốt gây cười, cũng không ngụ
ý như các thể loại tự sự dân gian khác.

Truyền thuyết và cổ tích tuy giống nhau trên đại thể, nhưng thật ra vẫn là
hai khái niệm cần phân biệt.

Danh từ "truyền thuyết" có một hàm nghĩa cũng khá rộng rãi. Nó thường
được dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự kiện lịch sử còn được
quần chúng truyền lại nhưng không bảo đảm về mặt chính xác (có thể do
truyền miệng mà sai lạc, đồng thời cũng có thể do tưởng tượng của dân
chúng phụ họa thêu dệt mà càng sai lạc hơn). Vì thế, trong quan niệm của
nhân dân ta trước tới nay, mấy chữ truyền thuyết có khả năng bao trùm lấy
nhiều loại truyện. Cũng do phạm vi quá rộng rãi của khái niệm đó mà đôi
lúc người ta còn lẫn lộn nó với cả truyện cổ tích và truyện thời sự nữa.

Cho nên, nếu chỉ giới hạn việc định nghĩa truyền thuyết là những truyện
trong đó lịch sử bị biến tướng bởi óc tưởng tượng và lãng mạn của nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.