Nói tóm lại, truyện cổ tích là một loại sáng tác văn nghệ của nhân dân. Nó
có đặc trưng nghệ thuật riêng biệt không giống với các loại truyện ngụ
ngôn, khôi hài, tiếu lâm, cũng như có phần khác với thần thoại, truyện tôn
giáo và truyện thời sự. Do tính chất truyền miệng, nó mang hình thức
truyện kể chứ không mang hình thức truyện tả, và do đó cũng không đồng
nhất với thể loại tiểu thuyết. Nhưng với khả năng hấp dẫn không kém gì
tiểu thuyết, trong một thời kỳ mà tiểu thuyết chưa phải là thứ nghệ thuật
phổ cập, thì nó là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng, làm
nhiệm vụ giải trí cho dân chúng, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu cảm thụ
thẩm mỹ, nhu cầu giáo dục và đấu tranh trong xã hội.
Chú thích:
Xem truyện số 29, tập này.
Xem truyện số 158, tập IV.
Lược khảo về thần thoại Việt-nam, sách đã dẫn; tr.22.
Báo cáođọc ở Đại hội nhà văn Liên-xô năm 1934 (Gorki bàn về văn
học, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà-nội, 1970; tr.256 - 257).