KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 84

sử dụng xen lẫn với nhau mà thuật ngữ chuyên môn gọi là trần thuật phối
hợp đặc tả. Nhưng dù phối hợp hay không phối hợp thì theo đúng nghĩa của
nó, tiểu thuyết phải được tả nhiều hơn là kể. Mô tả tỷ mỷ nhân vật, sự việc
cũng như đi sâu khai thác các cạnh góc khác nhau của cái thế giới bên trong
của con người, nhà tiểu thuyết sẽ có vinh dự dựng lại những hình ảnh về
đời sống đúng như nguyên mẫu. Và ở đây đặc trưng loại biệt của một ngòi
bút tiểu thuyết trước hết phải là năng lực tạo hình. Mỗi nhà tiểu thuyết tạo
ra một thế giới riêng, thông qua cái nét riêng không thể lẫn lộn trong thiên
bẩm nghệ sĩ của tâm hồn anh ta; nhưng anh ta vẫn phải làm phong phú thế
giới ấy bằng phong cách miêu tả, sao cho trong đó cũng đầy đủ mọi diện
mạo khác nhau của đời sống, với những tình tiết phức tạp như thế giới ta
sống hàng ngày.


Trái lại, thế giới trong truyện cổ tích không cần thiết phải miêu tả chi li. Vì
thế mà chúng thường có tính ước lệ. Thời gian, không gian ở đây chỉ còn là
những khái niệm phiếm chỉ. Và nếu đứng về một mặt nào đó, chúng bị bó
hẹp so với tiểu thuyết, thì đứng về một mặt khác, chúng lại cũng quá rộng,
đến nỗi không còn tính cụ thể lịch sử nữa. Cộng thêm vào đó là tính chất
truyền miệng, đã làm xích gần thế giới của tất cả các truyện cổ tích Đông
Tây lại, khoác lên cho chúng những màu sắc và không khí phảng phất
giống nhau. Tất nhiên, truyện cổ tích của mỗi dân tộc vẫn có những điểm
đặc thù. Vì cổ tích khác với tiểu thuyết như thế cho nên những truyện cổ
tích đã đứng vững xưa nay sẽ không chịu mang hình thức tiểu thuyết hóa.
Dĩ nhiên, không phải truyện cổ tích nào cũng chỉ có thể biểu hiện dưới một
hình thức khô khan, đơn điệu.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.