vở ngày xưa, nhưng đồng thời cũng được nhân dân truyền tụng. Vè ẤmNinh
khởi nghĩa, truyện Em Tám lự tẩm dầu đốt kho bom Tân-sơn-nhất đều là
những truyện thời sự đã thành lịch sử, truyện Vua Ngọa Triều là một liệt
truyện, truyện Công chúa Huyền Trân lấy vua Chàm là một giai thoại lịch
sử.
Nhưng cổ tích lịch sử thường khi là tài liệu bổ ích cho lịch sử. Bởi vì nó là
lịch sử do nhân dân kể, theo ý kiến và dư luận của nhân dân. Gor-ki từng
nói: "Văn học dân gian có ý kiến riêng của nó đối với hoạt động của Lu-y
XI, của I-van Hung đế, và ý kiến đó khác hẳn với cách đánh giá của những
pho sử do những nhà chuyên môn viết ra, vì họ không quan tâm lắm đến
vấn đề cuộc đấu tranh của các nhà vua chống lại bọn chúa phong kiến đã
đem lại những gì cho đời sống của nhân dân lao động"[4].
Cho nên, cổ tích lịch sử cũng có khi được người xưa coi là dã sử. Có những
nhân vật lịch sử như Chúa Thao (đời Mạc), Hầu Tạo (đời Minh Mạng) ta
hầu như chỉ được biết qua truyện cổ tích mà thôi. Cũng vậy, nếu không có
truyện Chàng Lía thì ngày nay mọi người dễ đã quên một anh hùng nông
dân khởi nghĩa sống vào khoảng trước thời Tây Sơn, mà sử gia triều
Nguyễn chẳng ai buồn chép đến. Nếu khéo sử dụng - nghĩa là không quá
lạm dụng - thì cổ tích lịch sử sẽ giúp ích trong một chừng mực nào cho
quốc sử.
Sau hết, cũng nên phân biệt truyện cổ tích với tiểu thuyết. Giữa hai loại