KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 81

Nguyễn đổng Chi

Kho Tàng Truyện Cổ Tích

6. PHÂN BIỆT TRUYỆN CỔ TÍCH VỚI LỊCH SỬ VÀ VỚI TIỂU

THUYẾT

Truyền thuyết cũng như cổ tích lịch sử là những truyện có gắn liền với một
ý nghĩa, một cái tên lịch sử (tên người, tên đất, v.v...) chứ không phải là lịch
sử thực sự. Nhưng đối với người đời xưa thì truyền thuyết, cổ tích, cả
thầnthoại nữa, thường bị lẫn lộn với lịch sử.
Khi chép tiểu truyện Chu An
đời Trần, hay Nguyễn Trãi đời Lê, người ta không ngần ngại đưa cả Sự tích
đầm Mực
[1] hay truyện Rắn báo oán [2] xen lẫn với sử liệu thực.


Như chúng tôi đã nói "Truyền thuyết có khi là thần thoại bị sửa chữa cho
gần với nhân tính, có khi là lịch sử bị thần thánh hóa hay lý tưởng hóa"[3].
Trong những giai đoạn khuyết sử của dân tộc, truyền thuyết, cổ tích lịch sử
thường lẫn lộn với lịch sử và sự lẫn lộn này diễn ra từ đã rất lâu, khó lòng
còn phân biệt. Có nhiều nhân vật trong thời Bắc thuộc được kể trong sách
Việt điện u linh tập như Lý Ông Trọng, Lý Phục Man, Trương Hống,
Trương Hát hay như bà Bát Nàn, bà Lê Chân, bà Thiều Hoa (theo thần tích
đều là nữ tướng của Hai bà Trưng), v.v... ngày nay vẫn làm cho chúng ta
ngờ vực không hiểu đó dễ thường là nhân vật lịch sử truyền thuyết hóa hay
chỉ là nhân vật truyền thuyết mà thôi.


Điều cần lưu ý là không nên lẫn lộn truyền thuyết, cổ tích lịch sử với những
truyện thuộc loại truyện thời sự đã chuyển hóa thành lịch sử, hay những
truyện gần như là " liệt truyện" hoặc "giai thoại lịch sử" được ghi vào sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.