KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH - Trang 83

hình này tuy phương thức biểu hiện có những chỗ giống nhau, nhưng thật
ra lại khác nhau trên nhiều nét căn bản.


Tiểu thuyết cũng giống như truyện cổ tích, có thể chia làm hai loại: một
loại, câu chuyện bị chi phối bởi yếu tố hoang đường quái đản, và một loại
gần với đời sống thực. Tiểu thuyết có khi là những truyện rất dài dòng, với
rất nhiều tình tiết, nghĩa là những câu chuyện có một phạm vi bao quát hiện
thực rộng lớn, một khả năng tái hiện rất cao mọi diễn biến, màu sắc phức
tạp và phong phú của đời sống xã hội mà truyện cổ tích không bao giờ có
thể so sánh được. Nhưng tiểu thuyết cũng có khi là những truyện rất ngắn,
những cốt truyện đơn giản đến mức sơ sài, hay hơn nữa là những cổ tích
được phóng tác.


Khác với truyện cổ tích bắt buộc phải bó hẹp trong tính chất cổ và tính chất
dân tộc, tiểu thuyết có thể mở rộng hơn về thời gian và không gian; nhân
vật và hoàn cảnh mà nó xây dựng, sống trong thời đại nào và ở bất cứ vùng
nào trên trái đất, đều được cả. Nhưng cái "bịa" của tiểu thuyết phải hợp lý.
Trái lại, truyện cổ tích gần như lại được phép "phóng túng" về điểm này.
Nhiều hình tượng trong cổ tích tưởng như là quá vô lý mà chẳng ai nghĩ
đến việc giải thích tại sao lại như thế.


Nếu bằng vào thủ pháp nghệ thuật, chúng ta có thể phân chia tiểu thuyết
thành hai loại khác nhau: một là "truyện kể" giống với cổ tích, hai là
"truyện tả" khác hẳn với nghệ thuật cổ tích. Thường khi, hai loại vẫn được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.