Vua phục tài nhưng còn thử nữa. Từ đây trở xuống truyện khác với truyện
của ta. Ví dụ vua bảo làm một bánh biết nói. Em bé bèn nằm khoanh trên
mâm, úp lồng bàn lại ngoài dán giấy, bảo mẹ bưng lên cho vua. Hay là vua
đố: - "Gai cam không ai vót mà sao lại nhọn?". Em bé hỏi lại. - "Cây chuối
không ai bào mà sao lại trơn?". Tiếp đó vua bắt một con chim bỏ vào tay
hỏi: - "Đố ngươi, ta muốn nắm con chim hay là thả?". Em chạy đến ngưỡng
cửa, hỏi lại: - "Đố bệ hạ tôi muốn vào hay ra?". Vua ép lấy công chúa
nhưng em không lấy, phải thả cho về.
Phần cuối, ngoài những lời đối đáp mưu trí khác của Trạng chọi lại những
cuộc đố của vua và đại thần còn có việc Trạng đi tìm vợ. v.v...Trong phần
này có chỗ giống với truyện Con vợ khôn lấy thằng chồng dại, như bông
hoa lài cắm bãi cứt trâu và truyện Người đàn bàbị vu oan (xem Khảo dị
truyện số 47 và 109)
Người Nùng cũng có một truyện Chiếc áo lông chim giống với cả hai
truyện Ai mua hành tôi và Em bé thông minh của ta. Ở đây thông minh
không phải là một em bé mà là người vợ đẹp của một anh nông dân. Anh
có bức chân dung của vợ hàng ngày mang đi theo để ngắm. Một hôm bức
chân dung bị gió bay mất, một tên chúa nhặt được đưa lên cho vua. Cả triều
đình họp nhau để bàn cách chiếm lấy người đàn bà đẹp vẽ trong đó. Vua
phái quan hỏi anh nông dân đang cày: - "Cày được bao nhiêu luống, không
trả lời được thì phải nộp vợ, v.v...". Vợ anh gà cho anh hỏi lại quan. -
"Ngựa ông chạy được bao nhiêu bước?". Vua lại ra lệnh phải sơn đen ba
quả đồi. Vợ anh bảo anh đốt cháy trụi cây cối ba quả đồi đó. Vua lại ra lệnh
xe một sợi dây bằng kiến. Vợ anh bảo bôi mật cho kiến bâu đầy dây. Vua
lại ra lệnh bện một sợi dây thừng bằng tro. Vợ anh lấy giẻ bện giây đặt lên
đá rồi đốt cháy.
Vua không đố nữa, sai lính bắt cóc người đàn bà về cung. Từ đây truyện